Hiện trạng mô hình quản lý VTHKCC ở các Thành phố Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 66)

Hiện nay trong cả nƣớc có 4 Thành phố là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Biên Hòa là có thành lập một đơn vị chuyên trách trực thuộc Sở GTVT để quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động mạng lƣới VTHKCC bằng xe buýt. Tại một số địa phƣơng có mạng lƣới xe buýt đang phát triển khá nhanh cũng đang tích cực triển khai thành lập một đơn vị quản lý nhà nƣớc trực thuộc Sở GTVT.

2.2.1.1. Mô hình quản lý VTHKCC ở thủ đô Hà Nội

Hiện tại, công tác quản lý Nhà nƣớc về VTHKCC đƣợc thực hiện theo mô hình nhƣ mô tả ở Hình 2.8.

Hình 2.8 Mô hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội

Trung tâm Quản lý và Điều hành GTĐT Hà Nội (Tramoc) thuộc Sở GTVT Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc sử dụng con dấu

riêng, có chức năng giúp Giám đốc Sở GTVT quản lý và điều hành VTHKCC trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, phạm vi quản lý chủ yếu của Tramoc là hoạt động xe buýt công cộng (Không bao gồm các loại hình dịch vụ VTHKCC khác) với các nhiệm vụ chủ yếu sau:

(1) Xây dựng chiến lƣợc phát triển các loại hình VTHKCC, cơ cấu các loại phƣơng tiện vận chuyển cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm môi trƣờng đô thị.

(2) Xây dựng quy hoạch – kế hoạch phát triển hệ thống mạng lƣới VTHKCC trên địa bàn Thành phố để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Nghiên cứu, xây dựng chính sách về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định mức, định giá các luồng tuyến VTHKCC để tham mƣu cho Giám đốc Sở GTVT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(4) Tổ chức đấu thầu các dự án đầu tƣ phát triển VTHKCC.

(5) Thừa ủy quyền của Giám đốc Sở GTVT trực tiếp quản lý, điều phối: (6) Quản lý về cơ sở hạ tầng liên quan đến VTHKCC; Điều phối, điều tiết hoạt động của mạng lƣới xe buýt.

(7) In ấn và phát hành vé xe buýt.

(8) Quản lý các nguồn trợ giá, doanh thu VTHKCC.

(9) Ký kết hợp đồng, giám sát việc thực hiện hợp đồng kinh tế với các đơn vị tham gia VTHKCC trên địa bàn thành phố và nghiệm thu, thanh quyết toán.

Về nhân sự, Trung tâm quản lý và điều hành VTHKCC có khoảng 50 ngƣời, gồm các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán, Phòng quy hoạch, Phòng quản lý hạ tầng, Phòng giám sát dịch vụ, Phòng khoa học công nghệ, Phòng quản lý vé.

Theo chủ trƣơng xã hội hóa, đến nay Hà Nội có nhiều thành phần kinh tế tham gia VTHKCC bằng xe buýt. Tuy vậy DNNN (Tổng công ty Vận tải Hà Nội) vẫn giữ vai trò chủ đạo (Chiếm trên 80% thị phần). Đây là một thuận lợi trong công tác quản lý điều hành và vì vậy tổ chức quản lý VTHKCC ở Hà Nội cũng gọn nhẹ hơn so với Tp. Hồ Chí Minh.

2.2.1.2. Mô hình quản lý VTHKCC ở Tp. Hồ Chí Minh

Căn cứ vào quyết định 321/2003/QĐ-UB ngày 30/12/2003 của UBNDTP về ban hành quy định tổ chức và quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, việc phân cấp đƣợc thực hiện nhƣ sau (Hình 2.9).

Hình 2.9 Mô hình quản lý VTHKCC ở Tp. Hồ Chí Minh

UBND Thành phố: Là cơ quan quản lý Nhà nƣớc về VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố có thẩm quyền:

Phê duyệt qui hoạch mạng lƣới luồng tuyến và cơ sở hạ tầng cho xe buýt. Quyết định đầu tƣ, phê duyệt kết quả đấu thầu các dự án xe buýt.

Công bố các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động xe buýt; Các mức giá vé lƣợt và giá vé dài ngày; Các chính sách miễn giảm giá và khung trợ giá của Nhà nƣớc cho hoạt động xe buýt.

Ban hành và sửa đổi bổ sung những qui định về quản lý xe buýt. Công bố các ƣu tiên cho lƣu thông xe buýt .

Ban hành kế hoạch đầu tƣ bằng vốn ngân sách và các chính sách ƣu đãi đầu tƣ đối với hoạt động xe buýt.

Sở GTVT Thành phố: Là cơ quan giúp UBND Thành phố quản lý Nhà nƣớc về VTHKCC bằng xe buýt, có thẩm quyền:

Quyết định và điều chỉnh lộ trình tuyến xe buýt, số lƣợng và chủng loại phƣơng tiện cho từng tuyến; Các danh mục, địa điểm cụ thể cơ sở hạ tầng cho mỗi tuyến xe buýt và thiết kế mẫu trạm dừng, nhà chờ.

Công bố ƣu tiên trong lƣu thông cho xe buýt trên từng tuyến đƣờng cụ thể. Quyết định kế hoạch, loại hình, phê duyệt dự toán công tác thông tin tuyên truyền cho hoạt động xe buýt.

Nghiên cứu, đề xuất các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với các hoạt động VTHKCC bằng xe buýt nhƣ miễn giảm thuế, trợ giá, bù lỗ, các loại phí …

Thẩm định, quyết định đầu tƣ các dự án trong lĩnh vực hoạt động xe buýt từ 1 tỉ đồng trở xuống; Thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình và các nội dung của quá trình đấu thầu với các dự án liên quan đến hoạt động của xe buýt theo phân công phân cấp hiện hành.

Quản lý và cấp phát các loại vé xe buýt cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoặc tƣớc quyền khai thác tuyến của doanh nghiệp vi phạm những qui định về hoạt động xe buýt.

Phê duyệt, ban hành kế hoạch và giáo trình học tập, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn về hoạt động xe buýt cho lái xe, nhân viên bán vé xe buýt.

Quản lý quĩ phát triển VTHKCC của thành phố.

Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC: Có thẩm quyền: Quyết định biểu đồ chạy xe cho từng tuyến xe buýt.

Tổ chức đấu thầu chọn doanh nghiệp khai thác tuyến theo kế hoạch đã đƣợc Sở GTCC phê duyệt. Ký hợp đồng với các doanh nghiệp khai thác tuyến.

Kiểm tra điều kiện hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia VTHKCC bằng xe buýt; kiểm tra tiêu chuẩn các xe buýt.

Quản lý, điều phối, hƣớng dẫn và kiểm tra hoạt động khai thác các tuyến xe buýt đảm bảo mạng lƣới xe buýt hoạt động theo đúng biểu đồ.

Tổ chức khảo sát, thống kê và dự báo nhu cầu đi lại của hành khách trên mạng lƣới xe buýt, đề xuất điều chỉnh luồng tuyến khi có yêu cầu. Là đầu mối tiếp nhận, kiểm tra và thanh quyết toán kinh phí trợ giá cho các doanh nghiệp.

In, cấp và kiểm tra lệnh vận chuyển của các doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến xe buýt. Lập và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên bán vé.

Thực hiện chức năng chủ đầu tƣ các dự án đầu tƣ xây dựng, sửa chữa và cải tạo, quản lý cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt; Tổ chức duy tu bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng này. Tổ chức các kênh thông tin trực tuyến để tuyên truyền vận động nhân dân đi lại bằng xe buýt; Hƣớng dẫn, giải đáp và trả lời ý kiến của hành khách đi xe buýt.

2.2.1.3. Mô hình quản lý VTHKCC ở Đà Nẵng và các thành phố khác

a- Mô hình quản lý VTHKCC ở Đà Nẵng

Quản lý VTHKCC ở Đà Nẵng do Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng thực hiện (Hình 2.10).

Hình 2.10 Cơ cấu tổ chức Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng Đà Nẵng

Tổ chức bộ máy của Trung tâm: Trung tâm có Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trƣởng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Trung tâm có 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đội gồm: Phòng Tổng hợp; Phòng Điều hành; Các đội của Trung tâm đƣợc thành lập tùy theo quy mô phát triển của Trung tâm

Về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm:

Chức năng: Quản lý, bảo trì, sửa chữa thƣờng xuyên hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông; Quản lý, điều hành hoạt động VTHKCC; Tổ chức hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực liên quan đến hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông và VTHKCC.

Nhiệm vụ:

Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông và VTHKCC; Nghiên cứu áp dụng điều khiển giao thông thông minh.

Tham mƣu xây dựng chế độ chính sách phát triển hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông và hoạt động VTHKCC.

Tiếp nhận, quản lý, vận hành hệ thống tín hiệu giao thông tự động có trung tâm điều khiển, kể cả đèn vàng cảnh báo giao thông; Tổ chức bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và có hiệu quả.

Tổ chức quản lý, giám sát, điều hành hoạt động vận tải công cộng.

Tổ chức lựa chọn nhà thầu cung ứng, ký kết hợp đồng khai thác vận tải hành khách công cộng; In ấn, phân phối và kiểm tra lệnh vận chuyển của các doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến xe buýt.

Quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì hoạt động và phát triển hệ thống hạ tầng VTHKCC.

Tổ chức khai thác dịch vụ có liên quan để hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông và VTHKCC.

b- Mô hình quản lý VTHKCC ở các thành phố khác

Đối với các thành phố khác, do nhu cầu đi lại bằng VTHKCC còn ở mức thấp, số lƣợng tuyến buýt chƣa cao nên công tác quản lý nhà nƣớc về xe buýt do Sở GTVT trực tiếp đảm nhận là hợp lý. Tuy nhiên có nhiều chức năng quản lý nhà nƣớc nhƣ mở luồng tuyến chƣa thực hiện đƣợc mà do doanh nghiệp tự

xây dựng phƣơng án trình Sở GTVT thẩm định và UBND Tỉnh ra quyết định dẫn đến việc trùng lặp lộ trình tuyến là khó tránh khỏi.

Ngoài ra, việc có khá nhiều các phòng ban cùng tham gia quản lý các doanh nghiệp VTHKCC dẫn đến thực trạng chồng chéo trong việc ra quyết định, một số quyết định mâu thuẫn nhau.

Quản lý nhà nƣớc phần lớn dừng lại ở việc cấp phép và kiểm tra định kỳ trong khi những nội dung rất quan trọng khác nhƣ quy hoạch luồng tuyến, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho VTHKCC để đi trƣớc đón đầu trong cung ứng dịch vụ VTHKCC và hỗ trợ định hƣớng lớn của chính phủ trong việc phát triển vận tải công cộng, vv ... chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiếu sự điều phối giữa các phƣơng thức VTHKCC với các phƣơng thức khác (Hiện tại là xe buýt và xe taxi, và đƣờng sắt quốc gia) làm giảm hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Do chƣa có cơ quan chuyên trách về quản lý nên vai trò của VTHKCC đang bị xem nhẹ, hình ảnh VTHKCC đối với cả ngƣời dân và nhà quản lý còn mờ nhạt, đây chính là một lý do cản trở sự phát triển VTHKCC tại các thành phố này trong tƣơng lai.

2.2.2.

2.2.2.1. Với 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh)

Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt, do đó chức năng nhiệm vụ của các đơn vị quản lý VTHKCC cũng đƣợc mở rộng hơn. Tuy vậy qua khảo sát hiện trạng công tác QLNN về VTHKCC trên địa bàn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy: Sở GTVT đang thực hiện các chức năng QLNN đối với xe khách liên tỉnh, xe buýt, taxi và các PTVT đô thị khác. Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC đã thực hiện các chức năng cơ bản nhƣ sau (Bảng 2.8).

(1) Xác định mục tiêu phát triển: Trung tâm đã có cố gắng đề xuất, tham mƣu với sở GTVT về các chính sách phát triển VTHKCC. Tuy nhiên, hiện tại một phần chính của chức năng này đang do Phòng Vận tải và Công nghiệp của sở GTVT thực hiện.

Bảng 2.8 Đánh giá thực hiện các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý nhà nƣớc về VTHKCC ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

(2) Xây dựng chính sách phát triển: Đã có cố gắng đề xuất, tham mƣu với sở GTVT về các chính sách phát triển VTHKCC. Tuy nhiên, hiện tại một phần chính của chức năng này đang do Phòng Vận tải và Công nghiệp của sở GTVT thực hiện.

(3) Xây dựng quy hoạch: Chức năng này tuy đã đƣợc giao nhiệm vụ, tuy nhiên do cơ chế quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, đặc biệt là mô hình phân cấp hệ thống quy hoạch xây dựng và kinh tế xã hội đô thị còn nhiều điểm chƣa phù hợp dẫn đến trung tâm chƣa thực hiện đƣợc chức năng này.

(4) Giám sát và cƣỡng chế thực hiện chính sách/quy hoạch: Chức năng này hiện đang là nhiệm vụ hàng ngày chủ yếu của trung tâm quản lý và điều hành VTHKCC. Trung tâm đang tổ chức giám sát và thực hiện các chính sách quản lý tuyến, trợ giá, vé, chất lƣợng dịch vụ, tiêu chuẩn gia nhập thị trƣờng,…

(5) Cung ứng CSHT xe buýt: Trung tâm đang thực hiện tƣơng đối tốt chức năng này trong khuôn khổ các cơ sở hạ tầng đƣợc giao. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt yêu cầu diện tích và đầu tƣ lớn thƣờng vƣợt quá chức năng của trung tâm.

(6) Khai thác CSHT xe buýt: Hiện tại trung tâm đang thực hiện chức năng này, tuy nhiên do hạn chế về ngân sách, nhân lực và công nghệ cho nên chất lƣợng khai thác cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Để phù hợp với sự phát triển của VTHKCC tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh trong tƣơng lai, các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống thể chế là:

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý vận tải.

- Tái cấu trúc lại lực lƣợng vận tải: Sáp nhập các HTX nhỏ, năng lực yếu kém.

- Với tầm nhìn dài hạn, cần nâng tầm của “Trung tâm quản lý và điều hành VTHKCC” thành “Cơ quan quản lý Vận tải công cộng đô thị”.

- Củng cố và phát triển Công ty xe khách Sài Gòn thành một hạt nhân then chốt giữ vai trò chính trong phát triển xe buýt tại Tp. Hồ Chí Minh.

Tóm lại, năng lực của Trung tâm điều hành VTHKCC của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều có những mặt còn hạn chế, cần bổ sung trong tƣơng lai. Kết quả phân tích chi tiết đƣợc trình bày trong phụ lục E.

2.2.2.2 Với Đà Nẵng và các Thành phố khác

a- Với Đà Nẵng

Việc đánh giá chức năng nhiệm vụ của Trung tâm nhƣ Bảng 2.9 (Không đề cập đến lĩnh vực điều hành đèn tín hiệu giao thông vì nằm ngoài nhiệm vụ nghiên cứu).

Bảng 2.9 Đánh giá chức năng nhiệm vụ của Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và Vận tải công cộng Đà Nẵng

Yêu cầu các

nhiệm vụ chính TT Yêu cầu nhiệm vụ cụ thể

Thực hiện chức năng của Trung

tâm Xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển VTHKCC

1 Quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ

thống mạng lƣới VTHKCC ++

2

Xây dựng chiến lƣợc phát triển các loại hình VTHKCC, tiêu chuẩn và cơ cấu phƣơng tiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+

3

Tổ chức triển khai thực hiện và tham gia các dự án đầu tƣ phát triển VTHKCC o Điều hành và Quản lý 4

Quản lý các nguồn vốn trợ giá và các nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho VTHKCC

o 5 Xây dựng kế hoạch và biểu đồ vận

Yêu cầu các

nhiệm vụ chính TT Yêu cầu nhiệm vụ cụ thể

Thực hiện chức năng của Trung

tâm

6 Giám sát việc thực hiện biểu đồ

VTHKCC. ++

7 Tổ chức đấu thầu các tuyến

VTHKCC. o

8

Hƣớng dẫn các thành phần kinh tế tham gia VTHKCC trên mạng lƣới tuyến theo quy hoạch đã đƣợc duyệt.

o

9

Ký kết các hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh quyết toán với Doanh nghiệp tham gia VTHKCC

++

10

Chủ trì phối hợp với phòng QLVT Sở và các doanh nghiệp vận tải đề xuất bổ sung tuyến, thay đổi tuyến, thay đổi lộ trình hoạt động của VTHKCC.

o

11 Tổ chức kiểm tra giám sát các đơn

vị hoạt động VTHKCC. ++

12 Thông tin, tuyên truyền về hoạt

động VTHKCC. o Quản lý về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ VTHKCC 13

Lập kế hoạch, đề xuất về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ VTHKCC.

o

14

Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng, duy trì, sửa chữa các cơ sở kỹ thuật có liên quan đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 66)