Về mô hình quản lý và thực hiện chức năng của các cơ quan quản lý Nhà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 80 - 85)

Nhà nƣớc về VTHKCC

2.3.5.1. Về mô hình quản lý

Nhìn chung mô hình quản lý VTHKCC tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng đang đƣợc tổ chức nhƣ Hình 2.11.

Ủy ban Nhân Dân Thành Phố

Sở GTVT

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VTHKCC xe buýt, taxi Cơ quan quản

lý VTHKCC Cấp chiến lược và quy hoạch Các phòng ban chức năng của sở Tàu điện ngầm, đường sắt đô thị Đơn vị thực hiện Đường sắt quốc gia Bộ GTVT

Quan hệ quản lý trực tiếp

Quan hệ theo chức năng Quan hệ phối hợp

Hình 2.11. Mô hình quản lý VTHKCC ở các Thành phố trực thuộc TW (hiện tại)

Nhƣợc điểm của mô hình này là có sự chồng chéo giữa Bộ GTVT, Sở GTVT và cơ quan quản lý VTHKCC. Sở GTVT đang là đầu mối tập trung quản lý, tuy nhiên do Sở không chuyên trách về VTHKCC, do đó các quyết định có thể không khả thi.

Cơ quan quản lý VTHKCC (Hiện tại là các Trung tâm quản lý và điều hành VTHKCC) không đủ quyền hạn để phối hợp giữa các phƣơng thức vận tải trong thành phố.

Ở các thành phố trực thuộc Tỉnh, mô hình phổ biến hiện tại là không có cơ quan quản lý VTHKCC mà việc quản lý VTHKCC đƣợc thực hiện trực tiếp bởi các phòng ban của sở GTVT (Hình 2.12).

Hình 2.12 Mô hình quản lý VTHKCC ở các Thành phố thuộc Tỉnh (hiện tại)

Mô hình này có nhƣợc điểm lớn là có quá nhiều phòng ban cùng tham gia điều phối hệ thống VTHKCC, bởi vậy quá trình ra quyết định rất chậm và không đồng nhất. Các hạn chế của mô hình trên đây dẫn đến một hệ thống quản lý VTHKCC hiệu quả thấp. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ VTHKCC, đồng thời gián tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ VTHKCC.

2.3.5.2. Về chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước về VTHKCC

Chức năng và nhiệm vụ chính của các cơ quan quản lý VTHKCC tại các thành phố Việt Nam tóm tắt trong Bảng 2.12.

Ủy ban Nhân Dân Tỉnh

Sở GTVT

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VTHKCC xe buýt, taxi Các phòng ban chức năng của Sở Cấp chiến lƣợc và quy hoạch Các phòng ban chức năng của Sở Các phòng ban chức năng của Sở Đơn vị thực hiện Đƣờng sắt quốc gia Bộ GTVT

Quan hệ quản lý trực tiếp Quan hệ theo chức năng Quan hệ phối hợp

Bảng 2.12 Nhiệm vụ hiện tại của cơ quan quản lý VTHKCC

Các nhiệm vụ quản lý của cơ quan quản lý VTHKCC (Hiện tại)

Loại đô thị quan quản lý Phạm vi Quy hoạch chiến lược QH các loại hình vận tải Tổ chức cung ứng Phối hợp toàn mạng Giám sát dịch vụ Thiết lập giá Quản lý hệ thống thu vé Marketing dịch vụ VTHKCC Quy hoạch CSHT VTHKCC Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng VTHKCC Vận hành quản lý CSHT VTHKCC Đặc biệt Cấp Sở Trong thành phố            Đô thị loại I, II Cấp Sở Trong tỉnh            Trong đó: Có chức năng Không có chức năng

Trong mô hình hiện tại các cơ quan quản lý VTHKCC có chung một cấp quản lý (Cấp Sở chuyên ngành), bị hạn chế về quyền hạn và không có khả năng điều phối các hoạt động vận tải trong toàn mạng lƣới. Ngoài ra cơ quan quản lý VTHKCC cũng không có chức năng quy hoạch các cơ sở hạ tầng liên quan đến VTHKCC, bị động và đi theo thực tế chứ không đi trƣớc đón đầu để phục vụ nhu cầu phát triển VTHKCC một cách tốt nhất.

Tóm lại: Qua phân tích đánh giá mô hình quản lý VTHKCC hiện nay ở các thành phố Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau đây:

(1) Phải khẳng định sự ra đời của mô hình Trung tâm quản lý và điều hành VTHKCC ở Tp. Hồ Chí Minh năm 1997 và Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT ở Hà Nội năm 1998 là một đòi hỏi của thực tế lúc bấy giờ cũng nhƣ thể hiện sự quyết tâm của Lãnh đạo hai thành phố trong việc thúc đẩy phát triển VTHKCC theo chủ trƣơng của Chính phủ để hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông.

Qua 15 năm tồn tại và phát triển không thể phủ nhận vai trò tích cực của mô hình Trung tâm trong sự phát triển của hệ thống xe buýt công cộng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Mạng lƣới luồng tuyến đƣợc phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh, vùng phục vụ đƣợc mở rộng trên 2 lần, phƣơng tiện đƣợc đổi mới, chất lƣợng dịch vụ đƣợc cải thiện và đặc biệt là sản lƣợng khách đi xe buýt tăng trên 30 lần ở Hà Nội và trên 10 lần ở Tp. Hồ Chí Minh. Xe buýt đã có những đóng góp tích cực trong việc hạn chế ùn tắc, tai nạn và tạo thói quen sử dụng phƣơng tiện công cộng của ngƣời dân là tiền đề cho việc phát triển các phƣơng thức VTHKCC nhanh khối lớn hoạt động hiệu quả ở hai đô thị đặc biệt này.

(2) Bên cạnh những kết quả tích cực, mô hình tổ chức quản lý VTHKCC ở các thành phố Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế và bất cập không theo kịp sự phát triển của hệ thống VTHKCC và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Cụ thể là:

- Mức độ thực hiện các qui hoạch có liên quan đến phát triển hệ thống VTHKCC ở các thành phố Việt Nam hiện đang đạt đƣợc ở mức độ rất thấp.

- Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân bằng phƣơng tiện VTHKCC hiện tại đang thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra theo qui hoạch đến năm 2020. Bởi vậy nếu không có những giải pháp mạnh mẽ và mang tính đột phá ngay từ bây giờ thì chắc chắn sẽ không thực hiện đƣợc mục tiêu qui hoạch (Bảng 2.13). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.13. Đánh giá thực hiện mục tiêu đi lại bằng VTHKCC ở các thành phố Việt Nam đến năm 2020

TT Thành phố % đi lại bằng VTHKCC

Hiện trạng Qui hoạch đến năm 2020

1 Thủ đô Hà Nội 10,0% 30-35% 2 Tp. Hồ Chí Minh 6,5% 20-25% 3 Hải Phòng 1,0-1,5% 10-15% 4 Đà Nẵng 1,5-2,0% 5 Cần Thơ 1,0- 1,5% 6 Các thành phố trực thuộc Tỉnh < 1,0% 3-5%

- Quản lý VTHKCC ở các Thành phố lớn Việt Nam mới chỉ tập trung vào xe buýt công cộng. Trong mô hình này chƣa tính đế

ậ , Metro, vv…

Hiện tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đang triển khai các dự án đầ

, Metro. Vấn đề là mô hình quản lý nhƣ thế nào? Và cho dù áp dụng mô hình nào thì cũng phải đảm bảo điều độ tập trung, hệ thống vé liên thông giữa các loại hình VTHKCC và cơ chế chính sách thống nhất cho toàn mạng lƣới VTHKCC.

(3) Về nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại hạn chế:

- Mô hình tổ chức quản lý chƣa phù hợp với điều kiện thực tế (Đối tƣợng quản lý, mức độ phức tạp và tần suất/quy mô trong quản lý): Cụ thể tại các siêu đô thị nhƣ Tp. Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, quản lý VTHKCC vẫn đƣợc thực hiện bởi một Trung tâm ở cấp phòng ban, không có chức năng điều phối giữa các phƣơng thức vận tải công cộng (Đặc biệt với đƣờng sắt đô thị, Metro,...).

- Phân cấp quản lý còn nhiều bất cập, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo và có sự không tƣơng thích giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn, trách nhiệm: Chức năng của cơ quan quản lý VTHKCC rất lớn (Bao gồm cả phần xây dựng quy hoạch VTHKCC, điều tiết giám sát thị trƣờng VTHKCC...) tuy nhiên quyền hạn lại hạn chế nhất là trong việc ra các quyết định liên quan đến quy hoạch và sử dụng đất đô thị, quản lý các phƣơng thức vận tải khác,...

- Chƣa phát huy đƣợc nguyên tắc một thủ trƣởng: Quá trình quản lý VTHKCC đƣợc thực hiện không những bởi một cơ quan chuyên trách về VTHKCC mà còn bởi nhiều phòng ban chuyên môn trực thuộc Sở GTVT.

- Quá trình ra quyết định còn chậm do phải báo cáo nhiều đơn vị có liên quan (Bao gồm cả đơn vị phối hợp thực hiện nhƣ các Phòng ban trong Sở chuyên ngành, và đơn vị quản lý trực tiếp là sở GTVT).

- Quá trình thu nhận và xử lý thông tin chƣa hợp lý vì thông tin đƣợc đi qua rất nhiều kênh. Điều này dẫn đến việc ra quyết định bị chậm, nội dung quyết định kém đồng nhất.

Những tồn tại và bất cập trên sẽ đƣợc nghiên cứu khắc phục thông qua các giải pháp đề xuất trong Chƣơng 3.

Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VTHKCC TRONG CÁC THÀNH PHỐ VIỆT NAM

Có nhiều cách tiếp cận và phƣơng pháp xây dựng mô hình quản lý nhà nƣớc về VTHKCC khác nhau. Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu nhƣợc điểm và điều kiện áp dụng nhất định.

Một cách đơn giản nhất là áp dụng mô hình của một số thành phố có điều kiện tƣơng tự nhƣ của Việt Nam. Tuy vậy nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là khó có thể tìm đƣợc một đô thị có sự tƣơng đồng về mặt giao thông với các đô thị đặc biệt của Việt Nam nơi có tỷ lệ xe máy cá nhân thuộc loại cao nhất thế giới, với quy mô dân số rất lớn và tập trung trên một diện tích khá nhỏ hẹp.

Ngoài ra cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn cho thấy, mô hình tổ chức quản lý phụ thuộc rất nhiều vào thể chế chính trị bởi vậy việc tìm ra một số đô thị có thể chế chính trị, kinh tế xã hội tƣơng tự nhƣ các thành phố của Việt Nam là điều không dễ dàng.

Bởi vậy, để đề xuất mô hình quản lý Nhà nƣớc về VTHKCC trong các thành phố Việt Nam, luận án đã lựa chọn một phƣơng pháp tiếp cận khác có tính khả thi hơn đó là: Căn cứ vào đặc thù của đối tƣợng quản lý, cơ chế quản lý để đề xuất mô hình quản lý. Về mặt logic, đây là cách tiếp cận hợp lý nhất, đảm bảo tính khoa học, khả thi và hiệu quả của giải pháp đề xuất.

Các mô hình quản lý đƣợc xây dựng và đề xuất trong luận án đƣợc dựa trên cơ sở lý luận đã đề cập ở Chƣơng 1 và kết quả phân tích thực tiễn trong Chƣơng 2 cũng nhƣ các định hƣớng chính sách và tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng sau đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 80 - 85)