Hệ thống hóa và luận cứ các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn và đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 105 - 106)

xuất mô hình QLNN về VTHKCC trong các thành phố Việt Nam.

Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 1, một số căn cứ chính để thiết lập mô hình QLNN về VTHKCC bao gồm:

(1) Mục tiêu quản lý (Thể hiện qua chính sách vĩ mô, định hƣớng chung của ngành) là căn cứ quan trọng nhất để đề xuất mô hình.

(2) Đối tƣợng quản lý: Có ảnh hƣởng trực tiếp đến mô hình quản lý. Đây chính là các đặc điểm về nhu cầu đi lại, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi dạng đô thị. Chẳng hạn với những thành phố quy mô lớn có mạng lƣới tuyến phức tạp, có nhiều phƣơng thức vận tải, cơ quan quản lý sẽ phải có nhiều quyền hạn ở cấp sở để phối hợp các phƣơng thức vận tải, trong khi tại các đô thị nhỏ hơn, cơ quan quản lý có thể chỉ là một phòng ban trong sở GTVT. Hoặc với những thành phố có GDP và mức sống cao, cách thức tiếp cận về giá vé/mức giá vé có thể khác so với những đô thị thành phố có GDP thấp và mức sống trung bình/thấp.

(3) Nguồn lực và công cụ trong quản lý: Nguồn lực và công cụ quản lý có ảnh hƣởng trực tiếp đến mô hình quản lý. Các thành phố lớn thƣờng có ngân sách, nguồn lực và trang thiết bị sẵn sàng cho mô hình quản lý phức tạp trong khi các thành phố quy mô nhỏ chỉ có thể triển khai các mô hình đơn giản hơn.

(4) Các ràng buộc về pháp lý (Phân cấp quyền hạn trách nhiệm): Tùy thuộc vào cấp hạng đô thị mà chức năng nhiệm vụ quyền hạn của đô thị cũng nhƣ cơ quan quản lý VTHKCC tại các đô thị đó có thể khác nhau.

Với đối tƣợng quản lý khác nhau sẽ cần có mô hình quản lý khác nhau. Các đô thị của Việt Nam có sự khác biệt khá lớn về nhu cầu đi lại, điều kiện

kinh tế xã hội, bởi vậy phƣơng pháp tiếp cận của luận án là tiến hành phân nhóm các đô thị trƣớc khi đề xuất giải pháp. Những đô thị có đặc điểm nhu cầu đi lại khá giống nhau sẽ đƣợc xếp vào một nhóm.

Căn cứ vào các đặc điểm tƣơng đồng về điều kiện kinh tế - xã hội và đặc biệt là về nhu cầu, phƣơng tiện đi lại cũng nhƣ kết cấu hạ tầng giao thông, các đô thị ở Việt Nam có thể phân thành 3 nhóm thành phố nhƣ sau:

- Nhóm 1: Các đô thị đặc biệt (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh).

- Nhóm 2: Bao gồm các thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các đô thị loại I,II trực thuộc Tỉnh có qui mô dân số, điều kiện kinh tế và đặc điểm về GTVT tƣơng tự nhƣ thành phố loại I,II trực thuộc trung ƣơng (Sau đây gọi chung là đô thị loại I,II).

- Nhóm 3: Các đô thị loại I,II trực thuộc tỉnh chƣa đủ tiêu chuẩn để xếp vào nhóm 2 và các đô thị loại III (Sau đây gọi chung là thành phố trực thuộc Tỉnh).

Sau đây, luận án đi vào phân tích và hệ thống hóa các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn và đề xuất mô hình QLNN về VTHKCC đối với 3 nhóm thành phố của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 105 - 106)