Về phát triển kinh tế xã hội của các thành phố Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 106 - 107)

Các đô thị trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đều phát triển theo qui luật từ thấp đến cao cả về “lƣợng” và về “chất”. Về “lƣợng” chính là sự phát triển về phạm vi lãnh thổ và qui mô dân số. Về “chất” là phát triển về điều kiện sống và thu nhập của dân cƣ.

Ở Việt Nam, với các đô thị loại III, qui mô dân số là 300.000 ngƣời thì với các đô thị loại II và loại I dao động từ 300.000 – 5 triệu ngƣời và đến đô thị đặc biệt thì dân số đã đạt mức trên 5 triệu thậm chí là 10 triệu ngƣời. Do việc mở rộng phạm vi lãnh thổ của đô thị luôn bị hạn chế nên hệ quả tất yếu là mật độ dân cƣ cũng tăng dần theo mức độ phát triển đô thị từ thấp đến cao.

Về mức độ phát triển: Đô thị phát triển càng ở mức độ cao thì tỷ lệ dân cƣ phi nông nghiệp càng lớn kéo theo GDP bình quân đầu ngƣời cũng đƣợc nâng lên. Với đô thị loại III, tỷ lệ dân cƣ phi nông nghiệp nội thành mới đạt 75% thì với đô thị loại II là 80%, loại I là 85% và đô thị đặc biệt là trên 90%.

Tƣơng tự nhƣ vậy, GDP bình quân đầu ngƣời của các đô thị loại III ở Việt Nam tính đến thời điểm năm 2012 thƣờng ở mức trên dƣới 1.500 USD/ngƣời/năm, với đô thị loại II và loại I từ 1.500- 2.000 USD/ngƣời/năm và đối với 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đạt mức 2.200 – 2.500 USD/năm.

Với dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời của các thành phố Việt Nam thời gian tới từ 6-10%/ năm, chỉ cần 3-4 năm các đô thị loại III sẽ đạt mức GDP bình quân đầu ngƣời nhƣ đô thị loại II hiện nay. Và bức tranh tƣơng tự đối với đô thị loại II và loại I.

Thực tế cũng có đô thị loại nhỏ nhƣng có GDP bình quân đầu ngƣời còn cao hơn đô thị đặc biệt. Chẳng hạn nhƣ Vũng Tàu là 6.000 USD/ngƣời/năm và Biên Hòa là trên 2.000 USD/ngƣời/năm. Tuy nhiên đây chỉ là những trƣờng hợp mang tính cá biệt.

Những yếu tố nêu trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến nhu cầu đi lại cả về số lƣợng chuyến đi, cự ly đi lại, mục đích chuyến đi và sự lựa chọn phƣơng tiện đi lại của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 106 - 107)