Quá trình phong hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc của các truyến đường giao thông tây quảng bình và đề xuất các giải pháp phòng chống (Trang 39 - 40)

g) Các đai mạch không rõ tuổ

2.6.1. Quá trình phong hoá

Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và biến đổi các khoáng vật, các đá gần mặt đất dới tác dụng của các tác nhân phong hóa. Kết quả là tạo nên các khoáng vật mới, đất đá mới bền vững trong điều kiện ngoại sinh. Tuỳ thuộc loại đá gốc và các yếu tố ảnh hởng, quá trình phong hoá cũng rất khác nhau và để lại mặt cắt phong hoá rất đa dạng.

a) Mặt cắt vỏ phong hoá liên quan đến đá trầm tích, biến chất

Các đá trầm tích, biến chất trong vùng nghiên cứu bị phong hoá rất mạnh, song do thành phần ban đầu không đồng nhất nên quá trình phong hoá có tính phân dị, nghĩa là ở nơi thành phần đá gốc là đá phiến thạch anh biotit, phiến thạch anh mica thì quá trình phong hoá xảy ra triệt để hơn tạo nên lớp vỏ phong hoá có chiều dày khá lớn.

Kết quả của quá trình phong hoá trên các đá biến chất tạo nên lớp vỏ phong hoá có chiều dày từ vài chục centimet đến vài chục mét. Thành phần chủ yếu là các khoáng vật sét bị biến đổi từ plagioclas, biotit, hornblend có độ gắn kết yếu, ngoài

các khoáng vật sét và các mảnh vụn có kích thớc khác nhau, đây là kết quả của quá trình phong hoá hoá học. Các mảnh vụn này đã bị quá trình phong hoá hoá học làm cho mềm bở, gắn kết rất yếu, đặc biệt ở phần ngoài các mảnh vụn quá trình phong hoá triệt để hơn, trên đó quan sát thấy nhiều khoáng vật đặc trng nh khoáng vật kaolinit, hydromica, hydrogơtit, đồng thời giải phóng các hạt thạch anh trong đá. Vì thế vỏ phong hoá trên đá trầm tích, biến chất ở vùng này rất dễ gây nên hiện t ợng DCTLĐĐ.

b) Mặt cắt vỏ phong hoá liên quan đến đá macma axit:

Trong vùng lộ ra một số phức hệ macma mà thành phần là các đá macma axit, thành phần của các phức hệ này bao gồm đá granitoid với các khoáng vật chính là thạch anh, fenspat, mica, biotit.v.v. Đây là các khoáng vật đợc tạo thành trong điều kiện nội sinh (nhiệt độ và áp suất cao), khi gặp điều kiện ngoại sinh thì khoáng vật fenspat, mica, biotit, thạch anh bị vỡ vụn thành các mảnh, hạt nhỏ hơn (phong hoá cơ học). Sau đó lại bị biến đổi triệt để hơn dới tác nhân hoá học. Cụ thể các khoáng vật silicat, alumosilicat bị biến đổi thành khoáng vật sét nh: kaolinit, hydromica, montmorilonit, vecmi-culit, khoáng vật oxit Fe , Al v.v..

Kết quả của phong hóa, nhất là phong hóa hóa học là tạo nên một lớp vỏ phong hoá mà thành phần chủ yếu là khoáng vật sét, ít hơn có khoáng vật oxit Fe , Al có màu vàng, nâu vàng đồng nhất với chiều dày 2 - 3 m, có khi tới 4 m nằm trên bề mặt địa hình. Đây là tầng thấm nớc yếu, vì thế ít bị DCTLĐĐ sau những trận ma lũ kéo dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc của các truyến đường giao thông tây quảng bình và đề xuất các giải pháp phòng chống (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w