Đặc điểm, hình thái sỏi thận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước ≥ 2cm bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy modulith SLX f2 (Trang 97 - 100)

* Vị trí sỏi thận

+ Vị trí sỏi theo bên của cơ thể :

Phần lớn BN có sỏi thận một bên 154 BN (91,7%), trong đó 73BN (43,5%) sỏi thận phải (P) và 81 BN (48,2%) sỏi thận trái (T), tỷ lệ sỏi thận P và T gần tương đương nhau (tỷ lệ sỏi thận P/T = 0,901).

Các nghiên cứu với số lượng lớn BN đều cho thấy có sự khác biệt nhỏ về tỷ lệ sỏi thận ở bên phải và bên trái. Economou nghiên cứu trên 2745 BN đau quặn thận thấy tỷ lệ sỏi thận trái chiếm 56,8%, Takasaki nghiên cứu trên 1060 sỏi đường niệu trên cũng thấy sỏi bên trái chiếm 52,6% [9].

Sỏi thận thường khu trú ở một bên nhưng sỏi cả hai bên cũng không phải hiếm gặp [13], tỷ lệ sỏi hai bên của chúng tôi là 14/168 BN chiếm 8,3%,

tương đương Nguyễn Việt Cường (2010) 36/390 BN (9,2%)[4] nhưng thấp hơn Ngô Gia Hy (1980) 98/463 BN (21,18%)[13]. Trong số 14BN sỏi thận hai bên không có trường hợp nào đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu để tán sỏi cả 2 bên (như kích thước sỏi hoặc các yếu tố liên quan khác) vì vậy 168 BN của chúng tôi cũng chỉ có 168 thận được tán.

+ Vị trí sỏi trong thận.

Sỏi đài thận ít gặp, thường khu trú ở đài dưới và chỉ gây biến đổi nhu mô đài thận nơi sỏi cư trú. Sỏi bể thận là loại hay gặp nhất, gây nguy hiểm cho thận vì luôn có nguy cơ gây tắc nghẽn hoàn toàn đường niệu làm tăng áp lực, giãn đài bể thận và phá hủy nhu mô[9] vì vậy đây là loại sỏi cần điều trị sớm tránh những tổn thương không hồi phục cho thận.

Sỏi bể thận có phân nhánh vào các đài (một, hai hoặc cả ba nhóm đài) thường có kích thước lớn, có thể kèm theo nhiều viên sỏi nhỏ nằm rải rác ở các đài đây cũng là loại sỏi hay gặp, nhưng ít gây tắc nghẽn cấp tính đường niệu, nhận xét này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi với: 74 BN (44%) sỏi bể thận đơn thuần, 5BN (3%) sỏi đài thận đơn thuần trong đó có 1BN sỏi đài trên và 4 BN sỏi đài dưới, 89 BN (53%) sỏi đài bể thận trong đó 46 BN (27,5%) sỏi BT + 1 đài, 34 BN (20,2%) sỏi BT + 2 đài và 9 BN (5,3%) là sỏi BT + 3 đài. Số lượng sỏi bể thận nhiều đã phần nào giải thích tỷ lệ giãn đài bể thận trên UIV của chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu khác. Nguyễn Việt Cường (2010)[4] với 28,7% sỏi bể thận đơn thuần, 66,6% sỏi đài thận đơn thuần (trong đó 8,9% sỏi đài trên, 10,4% đài giữa và 47,3% đài dưới) chỉ có 3,1% sỏi đài bể thận, sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do kích thước sỏi chúng tôi lớn hơn nên tỷ lệ sỏi bể thận đơn thuần và sỏi đài bể thận nhiều hơn, ngược lại rất ít khi có sỏi đài thận kích thước lớn.

+ Số lượng sỏi.

Số lượng ST rất khác nhau có thể từ 1 viên đến hàng chục viên hoặc nhiều hơn nữa[13], tỷ lệ ST đơn độc/nhiều viên vào khoảng 3/1 [9], phần lớn các BN sỏi thận điều trị bằng TSNCT có 1viên sỏi như Đỗ Phú Đông (84,2%), Trần Ngọc Nghị (88,4%), Nguyễn Bửu Triều (85,4%) hoặc Nguyễn Việt Cường (87,4%)[4]. 168 BN của chúng tôi có 77 BN (45,8%) sỏi 1 viên, 20 BN (11,9%) sỏi 2 viên, 15 BN (8,9%) 3 viên và 56 BN (33,3%) trên 3 viên. Số lượng BN sỏi 1 viên của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả trên do kích thước sỏi lớn, nhiều sỏi đài bể thận vì vậy thường có nhiều viên sỏi nhỏ nằm rải rác hoặc tập trung ở một hay nhiều vị trí trên hệ thống đài bể thận.

+ Kich thước sỏi.

Kích thước sỏi trung bình 29,6 ± 7,9 mm, trong đó 96 BN (57,1%) là sỏi 20 - 30mm, 47 BN (28%) từ 31 - 40 mm, và 25 BN (14,9%) > 40 mm , kích thước sỏi của chúng tôi lớn hơn Lê Viết Hải (2007): 24,6 ± 4,9mm [8], nhưng nhỏ hơn Kiều Đức Vinh (2009): 36 ± 12 mm[24] sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo hướng dẫn của hội tiết niệu Châu Âu (EUA): không có một giới hạn cụ thể về kích thước sỏi khi chỉ định ESWL, cũng đã có nhiều trung tâm điều trị thành công những sỏi lớn bằng TSNCT, vì vậy với sỏi ≥ 20 mm thì TSTQD là chỉ định hợp lý nhưng TSNCT cũng vẫn là một sự lựa chọn. Hơn nữa sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, các máy tán sỏi cũng ngày càng được cải tiến đã làm thay đổi chỉ định và nguyên tắc điều trị, các máy thế hệ mới nhất thường có hiệu quả cao hơn, rẻ và đa năng hơn nhiều[131].

+ Diện tích bề mặt sỏi.

Kích thước sỏi là yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa ra chỉ định điều trị, trên thực tế nhiều viên sỏi kích thước lớn nhưng chiều rộng và thậm chí là chiều dày lại nhỏ nên diện tích hoặc thể tích của sỏi không lớn vì vậy cẫn có thể điều trị bằng TSNCT. Nhằm khắc phục nhược điểm trên nhiều tác giả đề

nghị tính diện tích và thậm chí là thể tích sỏi để đưa ra chỉ định chặt chẽ hơn, tuy nhiên việc tính thể tích sỏi rất phức tạp phải dựa vào phim chụp cắt lớp vi tính để có được kích thước 3 chiều của sỏi, đây là phương tiện chẩn đoán hiện đại, chính xác nhưng tốn kém mà không phải BN nào cũng đủ khả năng chi trả và cũng không phải cơ sở y tế nào cũng được trang bị máy chụp cắt lớp điện toán để có thể làm được xét nghiệm này nhất là trong điều kiện nước ta.

Trong số 168 BN với diện tích bề mặt sỏi trung bình 455,2 ± 218,2mm2, trong đó: 51 BN (30,4%) ≤ 300mm2, 114BN (67,9%) ≤ 500 mm2 , chỉ có 27 BN (16,1%) sỏi > 700mm2. Theo hướng dẫn của EUA: sỏi ≤ 300mm2 thì TSNCT là lựa chọn hàng đầu[131], Michaels (1989) cho rằng TSNCT có thể điều trị an toàn và hiệu quả với sỏi ≤ 500 mm2 [92]. Murray (1995) thấy tỷ lệ sạch sỏi sau 3 tháng với sỏi ≤ 500mm2 là 60% [99]. Như vậy với diện tích bề mặt sỏi của chúng tôi cũng có thể áp dụng cho tán sỏi ngoài cơ thể.

+ Đậm độ cản quang, mật độ sỏi

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị, các tác giả như Bon (1996)[87], Krishnamurthy (2005)[85], Arshadi (2009)[32], Nguyễn Việt Cường (2010)[4] lấy mức độ cản quang của xương sườn 12 làm chuẩn để đánh giá mức độ cản quang của sỏi, Lê Đình Khánh (2005) lại lấy mức độ cản quang của 3 đốt sống thắt lưng đầu tiên làm chuẩn[14], chặt chẽ và chính xác hơn Joseph (2002)[80], Augustin (2007), Hurtado (2007)[72] sử dụng đơn vị HU trên film chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang để đánh giá thành phần và tiên lượng kết quả điều trị ST bằng TSNCT. Trong nghiên cứu, chúng tôi lấy xương sườn 12 làm chuẩn, kết quả cho thấy: 57,4% sỏi có mức cản quang trung bình, 14,9% cản quang kém và 28% cản quang mạnh. Đánh giá mật độ sỏi cho thấy 81 BN (48,2%) sỏi có mật độ đồng đều còn lại 87 BN (51,8%) mật độ không đồng đều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước ≥ 2cm bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy modulith SLX f2 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w