Liên quan giữa kích thước, diện tích bề mặt sỏi kết quả điều trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước ≥ 2cm bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy modulith SLX f2 (Trang 112 - 114)

Kích thước, diện tích bề mặt sỏi càng tăng thì khả năng phân mảnh của sỏi càng giảm với p < 0,01.

Khi kích thước sỏi tăng thì tỷ lệ sạch sỏi giảm, cụ thể với sỏi 20 - 30mm có tỷ lệ sạch sỏi 83,3%, sỏi 31 - 40mm là 57,4% và > 40mm là 20%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001

Tương tự khi diện tích bề mặt sỏi tăng thì tỷ lệ sạch sỏi cũng giảm dần, cụ thể: với sỏi có diện tích bề mặt ≤ 300 mm2, 301-500, 501 - 700 và > 700 mm2

có tỷ lệ sạch sỏi lần lượt là là 82,4%, 77,8%, 55,6%, và 22% với p < 0,01. Trong thực tế lâm sàng việc xác định kích thước thường dễ hơn nhiều so với thành phần sỏi, vì vậy kích thước sỏi được coi là tiêu chuẩn chính để quyết định lựa chọn phương pháp điều trị, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa kích thước và tỷ lệ sạch sỏi (tỷ lệ sạch sỏi luôn tỷ lệ nghịch với kích thước). Theo thống kê của Christopher S. Ng (2007), tỷ lệ sạch sỏi với sỏi ≤ 10mm dao động 53,7 - 81% bất kể vị trí của sỏi trong thận, sỏi 10 - 20 mm giảm còn 34,4 - 66%, còn với sỏi > 20mm tỷ lệ sạch sỏi dao động rất lớn từ 21,8 - 83%[104].

Chỉ định TSNCT: phần lớn các tác giả đều cho rằng sỏi < 10mm thì TSNCT là lựa chọn hàng đầu không cần quan tâm tới vị trí, số lượng cũng như thành phần sỏi, 10 - 20 mm thì TSNCT vẫn là lựa chọn hàng đầu nhưng cần xem xét đến các yếu tố như vị trí, số lượng, thành phần sỏi. Với sỏi 20 - 30 mm hiện nay còn chưa được thống nhất về phương pháp điều trị, hơn nữa tỷ lệ sạch sỏi trong nhóm sỏi này dao động rất lớn (33 - 65%) do vậy TSNCT kết hợp đặt sonde JJ trước tán vẫn là một lựa chọn điều trị[110]. Với sỏi > 30mm Cass (1991) thấy tỷ lệ sạch sỏi là 50%[45], Virgili (1992) là 61%. Murray (1995) cho rằng kết quả TSNCT tốt nhất với sỏi có diện tích bề mặt ≤ 500 mm2[99]. Coz (2000) cho rằng sỏi ≤ 24 mm thì TSNCT là sự lựa chọn hàng đầu mà không quan tâm tới vị trí sỏi. Rajaian (2010) cũng cho rằng TSNCT là phương pháp điều trị an toàn với sỏi thận ≥ 2cm nhưng hiệu quả thấp[117], hướng dẫn của EAU [131] cho rằng với những sỏi > 20mm (300mm2) thì TSNCT có đặt sonde JJ trước tán vẫn là một lựa chọn điều trị. Như vậy chỉ định điều trị những sỏi có KT ≥ 2cm bằng TSNCT của chúng tôi không mâu thuẫn với những nhận xét trên, hơn nữa kết quả điều trị và tỷ lệ sạch sỏi cũng phù hợp với kết quả của các tác giả trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước ≥ 2cm bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy modulith SLX f2 (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w