Mức độ vỡ vụn của sỏi khi phân chia theo độ cản quang: kém, trung bình và mạnh lần lượt là 100%, 97,6% và 78,8%, sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Trong 5 BN còn mảnh > 4 mm thì 4 BN có sỏi cản quang mạnh, 1 BN sỏi cản quang trung bình. 7 BN sỏi vỡ kém hoặc không vỡ có 6 BN sỏi cản quang mạnh, 1 BN cản quang trung bình.
Tỷ lệ sạch sỏi theo mức độ cản quang kém, trung bình và yếu lần lượt là : 92%, 75% và 36,2%, sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
100% sỏi có mật độ không đồng đều vỡ thành mảnh ≤ 4mm so với 85,1% của sỏi có mật độ đồng đều (p = 0,0003), tỷ lệ sạch sỏi ở 2 nhóm (83,9 và 48,1%) cũng khác nhau có ý nghĩa với p = 0,0002, OR = 5,66, RR = 3,22
Dretler là người đầu tiên cho rằng có thể dùng X quang để tiên lượng khả năng phân mảnh của sỏi, Wang (1993), Bon (1996) thấy rằng những sỏi có bờ trơn nhẵn, cấu trúc đồng nhất, đậm độ hơn xương (so với xương sườn 12 hoặc
mỏm ngang đốt sống) sẽ cần nhiều xung hơn, tỷ lệ sạch sỏi kém hơn so với sỏi có bờ nham nhở, cấu trúc không đồng nhất và đậm độ kém xương [87]. Arshadi (2009) cho rằng dựa vào đậm độ sỏi (so với xương sườn 12) và hình dạng sỏi có thể tiên lượng được tỷ lệ thành công sau TSNCT[32]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước như Lê Đình Khánh (2005)[14], Nguyễn Việt Cường (2010)[4] cũng cho thấy có sự liên quan giữa mức độ cản quang của sỏi và tỷ lệ sạch sỏi. Ngược lại với các kết quả trên Krishnamurthy (2005)[85] cho rằng mức độ cản quang của sỏi không liên quan đến kết quả điều trị với sỏi < 1cm, còn với sỏi > 1cm có thể tiên lượng được nhưng cần kết hợp với các yếu tố khác.