* Biến đổi nồng độ Ure và creatinine máu ngay sau tán
Đánh giá sự thay đổi nồng độ ure và creatinin máu sau tán có thể phần nào xác định được sự tác động của sóng xung đến nhu mô thận và các tổ chức xung quanh, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ ure, creatinin máu trước tán, ngay sau tán và 3 tháng sau tán với p > 0,05. cũng không có sự liên quan giữa nồng độ ure và creatinin máu ngay sau tán với số lượng xung (p = 0,054 và p = 0,1654) và với cường độ tán (p = 0,5182, p = 0,96). Phân tích tương quan hồi quy tuyến tính giữa cường độ tán và số xung sử dụng với các yếu tố trên cũng cho thấy không có sự tương quan, cụ thể: giữa cường độ tán, số xung sử dụng với ure ngay sau tán (r = 0,1 và r = 0,1) và với creatinin (r = 0,1 và r = 0,00).
Cass (1992) nghiên cứu sự biến đổi nồng độ creatinin máu trước và sau tán của 94 BN tán sỏi cả hai bên, trong đó 77 BN có creatinin trước tán bình thường (≤ 1,5mg/dl), 17 BN có creatinin trước tán cao hơn bình thường (> 1,5mg/dl), kết quả: creatinin sau tán của 77 BN giảm từ 1,1 ± 0,21 mg/dl (trước tán) xuống còn 1,07 ± 0,22 mg/dl, sự khác biệt không có ý nghĩa (với p > 0,1), 17BN có creatinin tăng trước tán thì sau tán creatinin cũng tăng lên từ 2,18 ± 0,6 mg/dl (trước tán) lên 2,36 ± 0,6 mg/dl (sau tán) nhưng sự khác biệt cũng không có ý nghĩa với p > 0,1 và tác giả cho rằng TSNCT có thể điều trị an toàn đồng thời cả hai bên[44]. Tương tự Sen (1996) cũng không tìm thấy
sự khác biệt nồng độ ure trước và sau tán 1 ngày, 7 ngày và 8 tháng, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả các tác giả trên.
* Thay đổi chức năng thận trên phim chụp UIV :
Kết quả chụp UIV trước tán: 140/168 BN (83,3%) chức năng thận tốt, 28/168 BN (16,7%) trung bình, không có trường hợp nào có chức năng thận kém. Sau tán 3 tháng chúng tôi chụp UIV cho 120 BN (71,4%), trong đó 106/120 BN (88,3%) có chức năng thận tốt, 14/120 (11,7%) trung bình, không có trường hợp nào chức năng thận kém, so sánh tỷ lệ chức năng thận tốt sau tán (88,3%) cao hơn trước tán (83,3%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
* Thay đổi chức năng thận thông qua thận đồ đồng vị phóng xạ
- Đánh giá chức năng thận trước và sau tán từ 1 - 3 tháng ở 32 BN bằng đồng vị phóng xạ với dược chất 99Tc DTPA liều 7 mCi cho thấy: mức lọc cầu thận (GFR) cả 2 thận sau tán là 79,51 ± 28,38 ml/ph tăng 2,81 ml/ph so với trước tán nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa với p = 0,4199, GFR trước và sau tán của từng thận riêng biệt (thận bên tán sỏi và thận đối diện) cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa với p = 0,4292 và p = 0,4437. Milena Rajic (2000) [118] khi so sánh GFR trước và sau tán (GFR 2 thận, GFR thận tán và GFR thận đối diện) của 13 BN sỏi thận 1 bên bằng đồng vị phóng xạ với 99Tc DTPA cũng không tìm được sự khác biệt.
So sánh Hoạt độ dư (residual activity: RA) trước và sau tán của thận tán và thận đối diện chúng tôi không tìm được sự khác biệt (với p = 0,6568 và p = 0,4058), trước tán 10/32 BN (31,3%) có mức RA bình thường (≤ 55%), 22/32 BN (68,8%) có RA giảm (> 55%), kết quả sau tán RA được cải thiện ở 2/22 BN vì vậy tỷ lệ RA bình thường là 12 BN (37,5%), còn 20/32 BN (62,5%) RA giảm (p > 0,05)
Không có sự khác biệt về chức năng thận tương đối (relative function: RF) và tưới máu tương đối (relative perfusion: RP) trước và sau tán với p = 0,2579 và p = 0,2360. Milena Rajic (2000)[118] cũng không thấy có sự khác biệt RA, RF và RP trước và sau tán, nhưng nếu xem xét cụ thể từng BN lại thấy có sự cải thiện khả năng bài tiết (RA) ở 4 BN, 3 BN khác không cải thiện được mà còn giảm hơn so với trước tán, 1 BN tắc nghẽn hoàn toàn vẫn không được giả quyết sau ESWL.
So sánh giá trị Tmax trước và sau tán trên thận đồ đồng vị phóng xạ không tìm được sự khác biệt với p = 0,6501
So sánh T1/2 trước và sau tán cho thấy: Trước tán 11/32 BN (34,5%) bình thường (≤ 15 phút), 15/32 BN (46,9%) kéo dài hơn bình thường (> 15 phút) biểu hiện có sự tắc nghẽn, 6/32 BN (18,8%) không xác định biểu hiện có tắc nghẽn trầm trọng. Sau tán tình trạng tắc nghẽn được cải thiện với 13/32 BN (40,6%) bình thường, 15/32 BN (46,9%) kéo dài hơn bình thường, còn lại 4/32 BN (12,5%) không xác định, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Có thể trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng sỏi bể thận nhiều vì vậy tỷ lệ tắc nghẽn trước tán là khá lớn (65,7%), sau tán tình trạng tắc nghẽn được cải thiện (59,4%) do sỏi vỡ và đào thải khá tốt, đường niệu được thông thoát nên giảm bớt được tình trạng tắc nghẽn.
4.5. Thời gian nằm viện.
100% số BN được nhập viện và nằm điều trị nội trú.
Thời gian nằm viện trung bình là 8,3 ± 4,2 ngày, thấp nhất 2 ngày và cao nhất là 29 ngày
Thời gian nằm viện sau tán trung bình là 5,1 ± 2,6 ngày, thấp nhất 1 ngày, cao nhất 24 ngày.
có 1 BN nằm viện sau tán dài nhất là do biến chứng tắc nghẽn niệu quản và nhiễm khuẩn huyết sau tán, phải tiến hành nội soi niệu quản ngược dòng
tán sỏi và điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đặc hiệu kết quả điều trị tốt. Thời gian nằm viện của chúng tôi tương đương Nguyễn Việt Cường (2010) là 6,59 ± 3,79 ngày, Kiều Đức Vinh (2009) là 6 ± 4 ngày, phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy khi kích thước và số lượng sỏi tăng sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, đau sau tán, cũng như các thủ thuật bổ xung vì vậy sẽ làm tăng thời gian nằm viện, John A. Belis (1990)[43] sử dụng máy tính để phân tích toàn bộ các yếu tố trước và sau tán liên quan đến chỉ định nhập viện đã rút ra những yếu tố chính liên quan tới việc BN phải nhập viện là : tình trạng sức khỏe toàn thân, kích thước, số lượng và vị trí của sỏi, gây mê không liên quan đến chỉ định nhập viện, nhưng tình trạng đau do tắc nghẽn niệu quản sau tán cũng liên quan đến chỉ định phải nhập viện ở một số BN.
KẾT LUẬN
1. Kết quả điều trị sỏi thận có kích thước ≥ 2 cm bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy Modulith SLX F2.
168 BN trong đó: 63,7% nam, 36,3% nữ, tuổi trung bình là 49 ± 11 tuổi, kích thước sỏi là 29,68 ± 7,92 mm và diện tích bề mặt là 455,2 ± 218,2 mm2. 44% sỏi bể thận, 3% sỏi đài thận và 53% sỏi đài bể thận. 45,8% sỏi 1 viên, 33,3% sỏi > 3 viên. 27,3% sỏi nút bể thận (có tán hoặc đẩy sỏi vào bể thận), 22,6% không đặt JJ trước tán.
Số lượng xung trung bình/1BN lần 1: 3539,72 ± 1077,98, lần 2: 2592,04 ± 1072,90 xung, lần 3: 2015,20 ± 736,50 xung, lần 4: 1585,00 ± 751,33 xung, và số xung tổng trung bình/ 1 BN: 6311,63 ± 3251,96 xung.
Cường độ tán trung bình: lần 1: 845,83 ± 73,29 bar, lần 2: 801,51 ± 81,0 bar, lần 3: 775,00 ± 60,14 bar và lần 4 là: 735 ± 58,71 bar.
Tiêu cự sử dụng: kết hợp cả 2 tiêu cự: lần 1 là 89,3%, lần 2 là 76,5%, lần 3 là 64,6% và lần 4 là 75%. Số lần tán trung bình/1 BN là 2,19 ± 0,90 lần, cụ thể: 36 BN 1 lần, 84 BN 2 lần, 28 BN 3 lần và 20 BN 4 lần. Tỷ lệ sỏi vỡ thành mảnh ≤ 4mm sau 4 lần tán là 92,9% (lần 1 là 19,6%, lần 2 là 60,6%, lần 3 là 58,4% và lần 4 là 75%), 3% còn mảnh > 4mm và 4,1% sỏi không vỡ phải chuyển phương pháp điều trị.
Tỷ lệ sạch sỏi chung sau 4 lần tán là 66,7% (lần 1 là 17,9%, lần 2 là 49,2%, lần 3 là 25% và lần 4 là 25%).
Kết quả chung: 57,7% tốt, 32,7% trung bình và 9,6% xấu.
16% cần thủ thuật bổ xung sau tán với 8,3% tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng, 5,3% mổ mở, 1,2% đặt sonde JJ và 1,2% phải thay sonde JJ
Tỷ lệ biến chứng: 17,3% có sốt, 14,1% đau quặn thận, 6,5% viêm bể thận - thận, 1,2% nhiễm trùng máu và 0,6% tụ máu quanh thận.
16,1% có tắc nghẽn niệu quản sau tán trong đó 66,7% ở niệu quản dưới, 25,9% niệu quản trên và 7,4% niệu quản dưới. 51,9% các trường hợp tắc nghẽn được điều trị bảo tồn, 22,2% tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng, 18,4% tán sỏi ngoài cơ thể 7,5% mổ mở.
Nhiễm khuẩn niệu sau tán là 18,5%. trong đó E.coli 38,7%, P.aeruginosa 35,4%,