Đánh giá năng lực tư duy hình học của trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học trong các hoạt động tạo hình

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học qua một số hoạt động hình học (Trang 47 - 48)

tiểu học trong các hoạt động tạo hình

Các HĐ này liên quan đến việc đòi hỏi trẻ MGL, HSTH nhận dạng và thể hiện, phân tích, tổng hợp, so sánh các đối tượng hình học.

- HĐ trong chương trình giáo dục trẻ MGL: HĐ tạo hình trong trường mầm non phong phú, sinh động chiếm vai trò quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và giáo dục Toán, bao gồm 55 HĐ: Nặn các loại quả tròn, nặn các loại quả dài, vẽ hoa, vẽ con gà trống, vẽ lọ hoa và quả bóng, vẽ hình trang trí, vẽ các phương tiện giao thông, nặn các con vật mà trẻ thích.

- HĐ vẽ hình trong chương trình GDTH bao gồm: dùng thước và bút nối các điểm để có hai hình vuông (bài 4 [5, tr 146]); kẻ thêm 1 đoạn thẳng để có một hình vuông và một hình tam giác (bài 4 [5, tr 169]); bài 4 ([5, tr 8]); vẽ nửa còn lại để có chữ cái (bài 5 [5, tr 49]); vẽ nửa còn lại của các hình (bài 4 [5, tr 57]); vẽ hình theo mẫu rồi tô màu hình chữ nhật (bài 4 [5, tr 82]); vẽ hình theo mẫu (bài 5 [5, tr 6], bài 5 [5, tr 18], bài 4 [7, tr 86]); kẻ thêm đoạn thằng để được hình vuông (bài 3 [7, tr 83]); Vẽ đường thẳng song song (bài 1 [8, tr 53]); Vẽ hình chữ nhật biết chiều dài chiều rộng (bài 1,2 [8, tr 54); Vẽ hình vuông (bài 1, 2, 3 [8, tr 55]); Vẽ thêm đoạn thẳng để được hình bình hành (bài 3 [8, tr 103]); Vẽ thêm 2 đoạn thẳng đề được hình thang (bài 3 [9, tr 92]);

HĐ tạo lập hình khối, vẽ hình biểu diễn, vẽ hình triển khai của một hình khối chưa được đưa vào chương trình lớp 1, 2, 3, 4. Tuy nhiên HS cũng thể hiện một trình độ tư duy nhất định ở giai đoạn này qua học môn Mỹ thuật và qua quá trình khám phá môi trường xung quanh, qua giao tiếp.

41

HĐ tạo lập hình khối trong chương trình MGL: Bao gồm các HĐ nặn các đồ vật như quả bóng, cái bàn từ đất sét, HĐ xếp hình khối như bức tường, ngôi nhà..trong góc xây dựng.

HĐ tạo lập hình khối, triển khai hình khối không được đưa vào trong chương trình lớp 1-4; Trong chương trình toán 5 có các dạng bài như: “Mảnh bìa nào có thể gấp được thành hình lập phương?” ( bài 2,3 [9, tr 112] ); bài 3, 4, 5 ([9, tr.87]); “Mảnh bìa nào gấp được thành hình hộp chữ nhật?” (bài 2, 3 [9, tr 98]).

HĐ này đòi hỏi trẻ MGL và HSTH ban đầu có khả năng phối hợp vận động, NL quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, được thực hành biến đổi các biểu tượng cả hình phẳng và hình khối. Thông qua HĐ tạo hình, trẻ MGL và HSTH được thực hành, trải nghiệm, có đánh giá sản phẩm tạo hình cũng làm tăng hứng thú trong quá trình dạy học toán.

Nhìn chung HĐ dạng này trong chương trình còn ít. Với quan điểm tăng cường tính thực hành, vận dụng trong dạy toán ở trẻ MGL và HSTH thì HĐ tạo hình cần được tăng thời lượng cũng như các dạng bài tập hơn nữa. Chi tiết đánh giá mức độ NL TDHH trong HĐ tạo hình ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Mức độ NL TDHH trong HĐ tạo hình

Lớp Biểu hiện năng lực TDHH Mức độ

MGL - Phân tích được một số đặc điểm không cơ bản của các hình hình học trong hoạt động tạo hình, biểu hiện: vẽ một hình giống một hình tam giác có ba cạnh “gần như thẳng”, “gần như nối với nhau”;

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học qua một số hoạt động hình học (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)