trong thực tiễn
- Kết quả điều tra trẻ MGL (Chi tiết nội dung điều tra ở HĐ 5 trong Phiếu điều tra số 1 Phụ lục 2).
Trẻ MGL có thể gọi tên hình dạng của các đối tượng trong môi trường xung quanh trẻ (nhận biết phân biệt dựa trên cái “toàn bộ”). Có tới 22 trẻ (chiếm 55%) kể tên hình quả bóng là hình tròn (mặc dù đã được làm quen với hình khối cầu), 67,5% trẻ gọi hình lập phương là “khối vuông”. Biểu tượng về hình hình học của trẻ MGL chưa vững chắc, chưa chính xác, chưa phong phú. Trẻ MGL chưa có những lí giải tại sao và khi nào các đối tượng đó có hình dạng như vậy, hay vì sao hình dạng đó lại chiếm ưu thế mặc dù không phải tất cảđều như vậy.
Qua dự giờ, quan sát và ghi lại việc tổ chức dạy về đo lường, đa phần trẻ MGL đều “bắt chước” GV và có kĩ năng so sánh trực tiếp độ dài của 2 đối tượng hay có sử dụng đơn vịđo ước lệ, kĩ năng so sánh trực tiếp dung tích của 2 khối chất lỏng. Trẻ tích cực quan sát, thực hành trong so sánh, ước lượng chiều dài, dung tích của khối chất lỏng trong HĐ góc hay trong HĐ ngoài trời.
Qua quan sát đánh giá trẻ MGL trong nội dung định hướng trong không gian, phần lớn trẻ đều có thể so sánh, miêu tả vị trí tương đối của bản thân so với người khác, vị trị tương đối của vật này với vật khác khi lấy vật làm chuẩn,...
- Kết quả điều tra HS lớp 1, 2 ,3 (Chi tiết nội dung điều tra trong HĐ 5, 6 trong Phiếu điều tra số 2 Phụ lục 2). Kết quả có thể khẳng định:
- HS có thể lấy được nhiều ví dụ về hình dạng của các đối tượng trong môi trường xung quanh có hình dạng là các hình hình học như hình tròn, hình vuông, hình tam giác,...với mức độ phong phú tăng tiến dần theo các lớp học. Tuy nhiên, với cách đặt vấn đề nhằm đánh giá HS về NL phân tích, lí giải có cơ sở thì nhiều
36
HS lúng túng và không có phương án trả lời (55% HS lớp 1, 42,5% HS lớp 2, 27,5% HS lớp 3 không trả lời, lí giải) với dạng câu hỏi: “Tại sao viên gạch lát nền lại thường là hình vuông?” “Sân bóng đá lá hình chữ nhật? Điều gì xảy ra nếu sân bóng là hình tròn?” hay “Bảng viết là hình chữ nhật? Tại sao thường là như thế?”,... Nguyên nhân là HS ít được GV đặt câu hỏi “lật ngược vấn đề”, HS không có thói quen và ít có cơ hội đặt câu hỏi trong lớp học.
- Trong HĐ vẽ sơ đồ đường đi từ nhà đến trường (HĐ 7), với đánh giá dựa trên tiêu chí HS thể hiện về “hướng”, “ước lượng tỉ lệđộ dài”, “điểm mốc mà HS đi qua”. Kết quảở bảng 1.6:
Bảng 1.6: Kết quả tỉ lệ phần trăm HS quan tâm tới các YTHH trong HĐ vẽ sơđồđường đi.
Đánh giá HS Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Quan tâm hướng di chuyển 62,5% 77% 92,5%
Điểm mốc trẻđi qua 75% 87,5% 92,5% Ước lượng tỉ lệđộ dài các đoạn 25% 37,5% 52,5%
Có thể nói phần lớn HS lớp 1, 2, 3 đã biết thể hiện các biểu tượng không gian trong thực tiễn. Tuy nhiên kết quả khác nhau ở các lớp học và ở các tiêu chí đánh giá. Khi vẽ sơđồ về vị trí tương đối của các đối tượng, HS thường quan tâm tới yếu tố vị trí, hướng nhiều hơn là ước lượng vềđộ dài. Một số HS chưa biết cách thể hiện biểu tượng không gian nhưđường đi là đường gấp khúc nhưng HS thể hiện bằng một đoạn thẳng,...
- Quan sát, dự giờ tiết thực hành đo lường các ĐLHH (tiết 23 Toán 1, tiết 35, 36 Toán 2, tiết 22, 23 Toán 3) có thể nhận xét như sau:
HS đã biết đơn vị đo chuẩn trong so sánh, ước lượng độ dài, dung tích của khối chất lỏng. Tuy nhiên kĩ năng còn chưa thành thạo trong việc lựa chọn phương tiện đo lường, chuyển đổi đơn vị đo lường, nhiều HS lớp 2 (16 HS, chiếm 40%) dùng thước dài 20 xăng-ti-mét để đo chiều dài bảng mà không lựa chọn thước dây
37
dài 5 mét. Nguyên do là thời lượng các tiết thực hành còn ít, số lượng HS trong một lớp đông gây khó khăn cho công tác chuẩn bị cũng như tổ chức HĐ của GV.
- Kết quảđiều tra HS lớp 5 (Chi tiết nội dung điều tra trong HĐ 5, 6 trong Phiếu điều tra số 3 Phụ lục 2). Kết quả tóm tắt như sau:
- 57,5% HS quan tâm và vẽ đúng tỉ lệ chiều dài và chiều rộng của sân trường. 52,5% HS ước lượng đúng vị trí không gian của phòng học, phòng Ban Giám hiệu và phòng giáo dục thể chất.
- 75% HS tính được diện tích phòng, vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình tròn, nửa hình tròn. Kết quả trên là khá cao, nguyên nhân là do trẻ được GV thường xuyên giao bài tập các dạng bài tính diện tích các hình hình học.
Qua TN cũng cho thấy HS hào hứng với các HĐ “toán học” ngoài giờ học. HS được khám phá, được trải nghiệm và vận dụng những hiểu biết vào thực tiễn và không cảm thấy gò bó với những bài kiểm tra và điểm số.