- Sử dụng tỉ lệ trong việc đọc và tạo bản đồ, sơ đồ, ước lượng khoảng cách giữa các đối tượng trong sơđồ.
14. Hình nào là hình trụ?
2.3. BIỆN PHÁP 3: Tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong quá trình hoạt động hình học giúp trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học bước đầu
trình hoạt động hình học giúp trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học bước đầu trả lời, lý giải có cơ sở nhiều hiện tượng trong môi trường xung quanh
2.3.1. Cơ sở thực hiện biện pháp
91
Hiểu biết toán được xác định như là NL của HS để xác định và hiểu vai trò của toán học trong cuộc sống, đểđưa ra những phán xét có cơ sở, để sử dụng và gắn kết với toán học theo các cách đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Đánh giá PISA mong muốn tìm kiếm HS 15 tuổi cần có những hiểu biết toán học nào để chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành mà các em sắp sửa bước vào. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho HS hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học nói chung và YTHH nói riêng vào thực tiễn ngay ở lứa tuổi nhỏ là cần thiết đồng thời góp phần phát triển NL TDHH – NL vận dụng toán học vào thực tiễn.
2.3.2. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của BP này là xây dựng và tổ chức các HĐ để dẫn dắt trẻ MGL, HSTH hiểu: 1) Việc khám phá về hình dạng của các đối tượng có thể giúp chúng ta hiểu được các bộ phận có thể kết hợp và phù hợp với nhau thế nào; 2) Đo lường một ĐLHH trong thực tiễn nghĩa là xem xét nó bằng bao nhiêu phần của đơn vị và có thể so sánh 2 đại lượng bằng cách so sánh trực tiếp, sử dụng đơn vịđo ước lệ hay sử dụng công thức; 3) Mọi đối tượng trong không gian đều có vị trí tương đối với nhau và có thể dùng những từ ngữ, sơđồ, bản đồ mô tả vị trí tương đối đó.
2.3.3. Nội dung của biện pháp
1) HĐ khám phá hình dạng của các đối tượng: Cả sinh vật vô sinh và hữu sinh đều có hình dạng và cấu trúc đặc trưng thường có liên quan tới chức năng và thích nghi của chúng. Con người còn sử dụng hình và các phép biến đổi hình để làm cơ sở cho các thiết kế. Trong những năm đầu tiên đi học, cần đặt trọng tâm vào việc khám phá (cả theo phương thức tự do lẫn có tổ chức) môi trường xung quanh trẻ và thế giới đồ vật. Bản chất của biện pháp này là dựa trên việc khám phá về các hình hình học cần giúp trẻ bắt đầu lý giải được về chức năng của hình dạng đối tượng trong môi trường quanh trẻ. Tại sao và khi nào một hình hình học lại được sử dụng theo cách đó? Ví dụ: “Tại sao không sử dụng hình vuông cho bánh xe?” “Đặc điểm gì của hình cầu làm cho nó hữu ích cho trò chơi bóng?” “Chúng ta có thể làm cho cái tường này trông chắc chắn hơn bằng cách nào?” Nội dung này là cụ thể hóa
92
những gì trẻ có thể làm được trong thực tiễn khi học các YTHH (trong nội dung về các hình hình học).
Xây dựng và tổ chức các HĐ cho trẻ MGL:
1. Quan sát hình bức tường
Câu hỏi: “Con quan sát hình bức tường và xem chúng được làm từ những viên gạch có hình gì? Điều gì xảy ra nếu con xây bức tường có hình tròn hay hình tam giác?”
2. Hình nào chắc chắn nhất
Cho trẻ MGL quan sát các hình mẫu dưới đây, câu hỏi: “Con xem hình nào khi xếp thì chắc chắn nhất?”
3. Hình dạng chiếc kem
Tổ chức trẻ MGL thảo luận đặc điểm hình dạng của các đối tượng quen thuộc. Ví dụ, đưa trẻ một vật như hình chiếc kem và khuyến khích trẻ suy nghĩ về tiện lợi khi sử dụng hình nón trong việc cầm chiếc kem. Câu hỏi: “Tại sao một số chiếc kem lại có mặt đáy nhẵn (phẳng)?”
4. Vật lăn được
Cung cấp cho trẻ MGL những vật liệu “mềm” như giấy trắng, bìa cát-tông, tấm nhựa mỏng,… các vật liệu như que diêm, tăm để tạo các vật, đưa ra tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ tạo ra đồ vật nào sẽ lăn được. Khuyến khích trẻ lựa chọn vật liệu phù
Hình 2.71
93
hợp và tạo ra các hình mà chúng nghĩ sẽ lăn được. Câu hỏi: “Tại sao hình của con lại làm được như vậy?” “Hình nào khác có thể làm được như vậy?”, “Vật liệu nào khác có thể làm được như vậy?”
5. Chọn nắp của hộp
Tổ chức một trẻ MGL chọn hộp từ bộđồ chơi và yêu cầu trẻ khác chọn đúng nắp của các hình hộp đó. Câu hỏi: “Tại sao con lại chọn cái nắp đó?” khuyến khích trẻ mô tả sự di chuyển của cái nắp để phù hợp với hộp.
6. Nhớ lại rằng…
Khuyến khích trẻ MGL chọn hình từ bộ sưu tập, bao gồm cả các hình ovan, hình lưỡi liềm và các hình tam giác, hình chữ nhật và yêu cầu trẻ nhớ lại những vật có dạng hình đó. Ví dụ: “Tam giác này như là hình cái mái nhà, hình này như là hình của mặt trăng”. Câu hỏi: “Hình này con nhớ lại là hình của vật nào?” “Tại sao hình này làm con nhớ lại cái tàu hỏa?” Yêu cầu trẻ dán lại các hình vào trang giấy và kết hợp chúng lại thành một bức tranh hoàn chỉnh.
Xây dựng và tổ chức các HĐ cho HSTH:
7. Khám phá thiên nhiên
Trong HĐ khám phá thiên nhiên (theo dõi trên màn hình sự sinh trưởng của cây cối, động vật…), khuyến khích HS sử dụng các từ biểu thị kích thước để miêu tả. Ví dụ khi HS theo dõi về cây GV có thể gợi ý để HS miêu tả, chẳng hạn: “Cây đang cao dần lên còn lá đang to ra”.
8. Câu chuyện trong tưởng tượng
Kể cho HS câu chuyện về thế giới mà mọi vật được làm từ những hình dạng khác thường. Miêu tả chiếc ô tô với những bánh xe hình vuông, chiếc xe đạp với bánh xe hình tam giác, cái thuyền hình tròn…Khuyến khích HS tiếp tục kể chuyện sáng tạo theo trí tưởng tượng của chúng, đề xuất các đồ vật có hình dạng khác thường. Câu hỏi: “Hình nào thì sẽ không tiện lợi cho mục đích sử dụng chúng?”
94
9. Động vật và thực vật
Khuyến khích HS tìm kiếm các ví dụ về các loài động vật và thực vật mà hình dạng của nó có vai trò quan trọng trong thích nghi với môi trường sống. Ví dụ, so sánh kích thước lá của các cây sống ở vùng sa mạc và nhiệt đới; kích thước chân của các loài chim.. Câu hỏi: “Có gì khác nhau về hình dáng chân của các loài chim khác nhau?” “Tại sao các loài chim ở dưới nước lại có màng chân?”
10. Tìm hiểu kiến trúc của các công trình
Cung cấp cho trẻ một số các hình vẽ về kiến trúc truyền thống của các nền văn hóa và các tôn giáo khác nhau (Rôma, Hồi giáo, Ấn Độ,…). Câu hỏi: “Con xem hình nào được sử dụng nhiều nhất trong các hình này?” Nếu con thiết kế một hình có kiến trúc Hồi giáo, con sẽ sử dụng những hình nào và chúng được sắp xếp ra sao?”
11. Kiến trúc ngôi nhà
Giới thiệu trẻ hình ảnh ngôi nhà đặc trưng của một vài quốc gia và vùng miền khac nhau. Câu hỏi: “Con thử suy nghĩ xem vì sao mái ngôi nhà ở những nơi có tuyết lạnh thường cong? Có mái dốc ở vùng có khí hậu ấm áp? Nhà ở vùng núi thì thường có sàn cao?”
Hình 2.74 12. Xây bức tường
Tổ chức cho HS quan sát các hình hộp chữ nhật và yêu cầu HS khám phá những cách sắp xếp khác nhau để có một bức tường. Câu hỏi: “Hình dạng ảnh
95
hưởng đến sự chắc chắn của bức tường như thế nào?” Đưa HS một số các hình lập phương để xây bức tường khác. Câu hỏi: “Bức tường xây bằng các hình lập phương chắc chắn bằng các hình hộp chữ nhật không? Tại sao con nghĩ vậy?”
13. Xây một ngôi nhà
HS sử dụng đất sét hoặc bột nặn để xây một ngôi nhà, tập trung vào các mặt của ngôi nhà, hỏi HS: “Có bạn nào nghĩ cách tạo ra những bức tường của ngôi nhà? Bức tường của ngôi nhà có cần phải thẳng?” Với cả lớp, tạo ra những ngôi nhà với các mái dốc khác nhau. Hỏi HS: “Ngôi nhà nào có mái tốt nhất để thoát được nước mưa nhanh? Vì sao?”
14. Tam giác
Khuyến khích HS sử dụng những que tăm để tạo ra các hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, ngũ giác, lục giác. Khuyến khích chúng so sánh hình dạng với sự chắc chắn bằng cách giữ một cạnh của hình và đẩy một trong các góc. Hình nào là chắc chắn nhất? Những hình tam giác được sử dụng ởđâu trong thiết kế các công trình mà con biết? (cái cầu, mái nhà, cái lều,..). Yêu cầu HS xây dựng cái cầu hay cái tháp sử dụng các tam giác và kiểm tra sự chắc chắn.
15. Sân thi đấu thể thao
Cung cấp cho HS xem hình vẽ về các sân bóng khác nhau (sân bóng đá, bóng rổ, sân ten nít..). Câu hỏi: “Tại sao sân bóng rổ đều có một phần hai đường tròn trước rổ? tại sao không phải là hình vuông?”
16. Sắp xếp các hộp
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm các hộp được bày như thế nào trong siêu thị. Khuyến khích các nhóm giải thích về những sự bài trí đó. Câu hỏi: “Tại sao khối lượng lại không quan trọng với sự bài trí?” (vì khối lượng không ảnh hưởng đến không gian hộp chiếm chỗ).
17. Phân loại theo cấu trúc, chức năng
Cung cấp cho HS một nhóm các hình khối. Khuyến khích mỗi nhóm xây một tòa tháp của riêng mình mà chỉ sử dụng một loại hình nào đó. Câu hỏi: “Con có thể
96
xây một tòa tháp bằng những khối cầu được không? Tại sao? Con có thể xây bằng những khối này (lăng trụ tam giác)? Khối nào thì tốt nhất để xây một tòa tháp?”
18. Tạo hình khối
Sử dụng băng dính và giấy tạo hình khối theo mẫu. Câu hỏi: “Tại sao cần tới những đường chéo?”
2)Hoạt động đo lường trong thực tiễn:
HĐ đo lường trong Chương trình giáo dục có thời lượng lớn và có sự hỗ trợ bổ sung với nội dung về Số học. Trong phạm vi BP này chúng tôi chỉ đề xuất tăng cường HĐ đo lường các ĐLHH trong thực tiễn. Các ĐLHH trong thực tiễn HSTH thường gặp có thể là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của một vật, độ dài của một đối tượng hay cả diện tích của một hình phẳng, cần phát triển những hiểu biết trước khi HS được học “sâu sắc hơn” ở các bậc học tiếp theo. Mục tiêu của phần này là định hướng HS hiểu đo lường một ĐLHH nghĩa là xem xét nó bằng bao nhiêu phần của đơn vị và có thể so sánh 2 đại lượng bằng cách so sánh trực tiếp, sử dụng đơn vị đo ước lệ hay sử dụng công thức. Từđó tác giả xây dựng và tổ chức các HĐ cho trẻ MGL và HSTH.
Xây dựng và tổ chức các HĐ cho trẻ MGL:
1.Tàu hỏa
Yêu cầu trẻ làm cái “tàu hỏa”, khuyến khích trẻ đếm tàu dài bao nhiêu toa? 7“Tàu của con dài hơn hay ngắn hơn tàu của bạn? Làm sao con biết?”
2. Bình nước
Đưa nhóm trẻ các bình đựng nước và yêu cầu trẻ chọn các ca, cốc để đo bình nào đựng được nhiều nước nhất cho cá vào. Câu hỏi: “Con xem bình này
Hình 2.75
97
chứa được bao nhiêu ca nước? Làm sao con biết bình nào chứa được nhiều nước nhất?”
3. Xâu hạt vào dây
Trẻ xâu các hạt to vào vào cùng một dây, các hạt bé vào cùng một dây. Câu hỏi: “Tại sao sợi dây bằng nhau nhưng dây này có nhiều hạt hơn?”
4. Đo mọi vật
Tổ chức cho trẻ thành các nhóm đo mọi vật xung quanh (chiều cao của ghế, “diện tích” của bàn, “dung tích” của bình nước...). Cung cấp các phương tiện cho trẻ đo (sợi dây, mảnh hình chữ nhật bằng nhau,
ca nước,...). Khuyến khích trẻ sử dụng đơn vị phù hợp cho mỗi đo lường. Hỏi trẻ: “Dụng cụ nào thì tốt cho việc đo nó dài bao nhiêu, nó cao bao nhiêu? Dụng cụ nào thì tốt cho câu hỏi nó đựng được bao nhiêu?”
Hình 2.79 5. Đo độ dài
Chuẩn bị 1 đoạn dây và yêu cầu trẻ đo độ dài của dây và hỏi trẻ: “Nó dài bằng bao nhiêu que tăm, dài bằng bao nhiêu ống hút?”
6. Hình dạng và “dung tích”
Cho trẻ quan sát các bình nước có hình dạng khác nhau nhưng khá gần về “dung tích”. Câu hỏi: “ Bình nào
Hình 2.78
Hình 2.80
Hình 2.81 Hình 2.77
98
chứa được nhiều nước nhất?” Khuyến khích trẻ kiểm tra bằng cách đổ nước từ bình này sang bình kia.
Xây dựng và tổ chức HĐHH cho HS lớp 1, 2,3:
7. Đo bằng que tăm
Yêu cầu HS sử dụng que tăm làm đơn vị đo xem liệu quyển sách có để vừa vào giá bằng cách: “Đo chiều dài quyển sách dài bằng bao nhiêu que tăm, chiều cao giá sách bằng bao nhiêu que tăm? Như vậy con có để vừa quyển sách vào giá được không?”
8. Phương tiện đo lường
Cho HS quan sát bức tranh về phòng học, sân trường, cái bàn học,..và một số phương tiện đo độ dài như thước dây 5 mét, thước dây 30 mét, thước kẻ 30 xăng-ti- mét. Câu hỏi: “Để đo chu vi sân trường con dùng thước nào thì tiện lợi nhất? Để đo chiều rộng của bàn thì con dùng thước nào là tiện lợi nhất?”
9. Đo chiều dài bằng chiếc thước bị vỡ
Yêu cầu HS sử dụng biểu tượng chiếc thước bị bỡ làm bằng giấy với số còn lại trên thước từ 6 đến 10 xăng- ti-mét. Khuyến khích HS thảo luận về cách đo. Câu hỏi: “Con sẽ đo được độ dài của vật dài nhất bằng bao nhiêu nếu không di chuyển thước?”
Xây dựng và tổ chức HĐHH cho HS lớp 4, 5:
10. Bánh piza
Hai bánh piza, một hình chữ nhật và một hình vuông như hình vẽ. Tình huống: “Cửa hàng bán hai loại bánh trên cùng một giá. Con sẽ chọn chiếc bánh nào để được nhiều hơn? Con quyết định đo cái gì? Đo như thế nào?”
11. Bể bơi Hình 2.83
99
Yêu cầu HS xếp thành các bể bơi hình chữ nhật khác nhau có cùng diện tích 18 xăng-ti-mét vuông được làm từ 18 ô vuông bằng nhau. Câu hỏi: “Con có thể xếp được bao nhiêu hình chữ nhật?” “Theo con bể bơi nào tiện lợi nhất theo mục đích mà con cần?”
12. 1 đề-xi-mét vuông
Cung cấp cho HS giấy mầu hình vuông có diện tích 1 đề-xi-mét vuông. Yêu cầu HS chọn các hình trong lớp có diện tích một mặt lớn hơn, bé hơn hay bằng 1 đề-xi-mét vuông (ê ke, hộp bút, mặt bàn,...). Khuyến khích HS sử dụng cách cắt hình vuông 1 đề-xi-mét vuông thành và sắp xếp lại tạo hình có hình dạng khác trong quá trình so sánh.
13. Ước lượng diện tích
Câu hỏi: “Con hãy tính xem diện tích hình tròn khoảng bao nhiêu ô vuông?”
Hình 2.84 14. Ước lượng diện tích
2 mảnh ruộng ban đầu là các hình vuông có cùng kích thước. Sau đó người ta đóng cọc đều nhau trên các cạnh như hình vẽ và cắt đi một hình và 2 hình. Câu
hỏi: “Con xem còn lại hình nào có diện tích lớn hơn?”
15. Ước lượng diện tích hình lá cây, hình bàn chân
100
16. Tính diện tích cánh hoa
17. Tính diện tích sân thi đấu thể thao
18. Chọn tòa nhà: Câu hỏi: “Con chọn toà nhà nào có diện tích sàn lớn nhất?”
3) Về HĐ định hướng trong không gian: Mọi vật thể trong không gian đều có vị trí tương đối xác định khi lấy một vật làm gốc tọa độ và phụ thuộc vào vị trí người
Hình 2.86 Hình 2.87
Hình 2.89
Hình 2.90
101
quan sát. Trong quá trình tổ chức các HĐ khuyến khích trẻ MGL, HSTH sử dụng các từ ngữ chỉ vị trí tương đối trong không gian: "ở trong", "ở ngoài", "bên trái", "bên phải", "ở trên" "ở dưới", "đằng trước", "đằng sau", và các hướng di chuyển như " phía trước", phía sau", "đầu tiên rẽ trái rồi rẽ phải", “quay ngược chiều kim đồng hồ”,... Trẻ MGL, HSTH nên được khuyến khích phát triển các ngôn ngữ hàng ngày về vị trí và sự sắp xếp không gian, bao gồm cả việc sử dụng các lưới ô vuông.