Đánh giá về năng lực tiến hành các thao tác tư duy của trẻ

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học qua một số hoạt động hình học (Trang 39 - 42)

- Qua HĐ phân loại hình (HĐ 1 trong các Phiếu số 1, 2, 3 Phụ lục 2), yêu cầu trẻ MGL và HSTH giải thích vì sao “Con biết hình đó là hình vuông”. Kết quả được tóm tắt trong bảng 1.2.

Bảng 1.2: Kết quả tỉ lệ phần trăm trẻ trả lời theo các phương án trong HĐ 1

Đánh giá trẻ MGL và HSTH MGL Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 5

Không biết 15% 5% 0% 0% 0%

Hình vuông vì “giống viên gạch lát nền”

33

Hình vuông vì có bốn đoạn thẳng dài bằng nhau (hoặc vì nó giống với hình vuông)

7,5% 82,5% 82,5% 35% 20%

Hình vuông vì có bốn cạnh bằng nhau và có bốn góc vuông

0% 0% 12,5% 65% 75%

- Qua HĐ lát nền phẳng (HĐ 2 Phiếu điều tra số 1, 2, 3 Phụ lục 2). Phân tích và đánh giá kết quả trong bảng 1.3.

Bảng 1.3: Kết quả tỉ lệ phần trăm trẻ GQVĐ theo các phương án trong HĐ 2

Đánh giá trẻ MGL Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 5

Không hoàn thành lát nền phẳng 15% 10% 5% 0% 0%

“Thử và sai” 85% 32,5% 12,5% 5% 5%

“Thử và sai” và có mô tả được cách “dời hình”

0% 57,5% 82,5% 70% 20%

Có phân tích đặc điểm của hình học trước hành động lát nền

0% 0% 0% 25% 75%

- Kết quả của đánh giá trẻ MGL và HSTH trong HĐ tạo hình (HĐ 3 Phiếu điều tra số 1, 2 ,3 Phụ lục số 2) trong bảng 1.4.

Bảng 1.4: Kết quả tỉ lệ phần trăm trẻ GQVĐ theo các phương án trong HĐ 3

Đánh giá trẻ MGL và HSTH MGL Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 5 Không vẽ 10% 0% 0% 0% 0% Vẽ ra một hình giống hình chữ nhật 90% 17,5% 12,5% 12,5% 5% Vẽ hai hình chữ nhật “kềnhau” 0% 82,5% 87,5% 87,5% 30% Vẽđược hình biểu diễn 0% 0% 0% 0% 65%

Kết quả của đánh giá trẻ MGL và HSTH trong HĐ triển khai hình khối (HĐ 4 trong Phiếu điều tra 1, 2, 3 Phụ lục 2) trong bảng 1.5.

34

Bảng 1.5: Kết quả tỉ lệ phần trăm trẻ GQVĐ theo các phương án trong HĐ 4

Đánh giá trẻ MGL và HSTH MGL Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 5 Không biết 10% 0% 0% 0% 0% Một hình vuông 90% 27,5% 17,5% 17,5% 5% Phân tích đủ số hình vuông 0% 72,5% 82,5% 82,5% 32,5% Phân tích đủ số hình vuông và đúng vị trí sắp xếp 0% 0% 0% 0% 62,5% Như vậy có thể khẳng định phần lớn trẻ MGL đã đạt được cấp độ 1 trong các mức độ TDHH của Van Hiele. Trẻ MGL có thể kể tên các vật có các dạng hình hình học đã biết. Nhận ra tam giác, hình vuông,...với yếu tố sơđẳng ban đầu mà không quan tâm tới đặc điểm về cạnh, về số cạnh. Một hình với ba cạnh nhưng không đóng cũng được coi là tam giác, hay có 2 cạnh và 1 đường cong trẻ MGL vẫn hiểu đó là hình tam giác. Một hình đóng với 2 cạnh và 1 đường cong vẫn coi là hình tam giác dù trẻ MGL nói đó là 3 cạnh của tam giác. Trẻ MGL chưa thực sự hiểu rõ “cạnh” trong 1 hình hình học. Trẻ MGL chưa đạt cấp độ 2 trong nhận thức hình hình học.

HS lớp 1, 2, 3 đã dần có biểu tượng vững chắc hơn về các hình hình học. HS đã quan tâm nhiều hơn đến yếu tố về cạnh, về góc, và không phụ thuộc vào hướng trong không gian. Tuy nhiên khi gọi HS lớp 1 vì sao hình này là hình tam giác HS chỉ theo đường bao tam giác và nói có ba cạnh mà không quan tâm số góc của tam giác. HS lớp 1 gặp khó khăn trong việc xác định độ dài đoạn thẳng (đã học đơn vị đo xăng-ti-mét) khi khẳng định “hình đó là hình vuông”, ...

HS lớp 1, 2, 3 bước đầu có thể đạt cấp độ 2 trong nhận thức các hình hình học. Qua điều tra HS đã kể được các đặc điểm về số cạnh, về số điểm của các hình hình học như tam giác, hình vuông, nhận biết được hình tròn.

HS so sánh các hình hình học như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Chúng phân biệt khá rõ hình vuông với hình tròn, hình tam giác. Tuy

35

nhiên nhầm lẫn giữa hình chữ nhật và hình vuông do khả năng ước lượng bằng mắt còn hạn chế và kĩ năng đo lường chưa được vận dụng ở HS lớp 1.

Chỉ có một số HS sử dụng đơn vịđo xăng-ti-mét để khẳng định: “Bốn cạnh của hình vuông có độ dài bằng nhau còn hình chữ nhật thì không”.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học qua một số hoạt động hình học (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)