So sánh, phân tích dựa trên sử dụng công thức tính diện tích, thể tích; Phân tích được đơn vịđo càng nhỏ thì phép đo sẽ càng chính xác;

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học qua một số hoạt động hình học (Trang 59 - 60)

- HS phân tích được rằng chọn một đơn vịđo là tương đương với chọn một mức độ chính xác, với đơn vị đo càng nhỏ thì độ chính xác càng lớn, và sẽ dự tính được rằng nếu bạn chia đôi một “độ lớn” đơn vịđo thì bạn sẽ “gấp đôi” số lượng đơn vịđo.

- Sử dụng ngôn ngữ về đo lường các ĐLHH như “độ dài”, “chu vi”, “diện tích”, “dung tích”, “thể tích”,... “diện tích”, “dung tích”, “thể tích”,... HS đạt mức độ 3 khi so sánh dựa trên sử dụng các công tính chu vi, diện tích, thể tích trong trường hợp không so sánh trực tiếp hay dùng đơn vị đo ước lượng. Hiểu biết về quan hệ giữa các đại lượng hình học. Phân biệt diện tích và chu vi.

2.1.3.5. Đánh giá năng lực tư duy hình học của trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học trong hoạt động định hướng trong không gian tiểu học trong hoạt động định hướng trong không gian

Các HĐ này liên quan đến việc so sánh, phân tích vị trí tương đối của các đối tượng trong không gian.

53

HĐ trong chương trình trẻ MGL bao gồm xác đinh vị trí của bản thân so với người khác, xác định vị trí của các đối tượng khi lấy mình làm chuẩn, xác định vị trí của các đối tượng khi lấy vật làm chuẩn.

HĐ trong chương trình GDTH: Xác định điểm ở trong hay ngoài một hình (bài 3 [5, tr.4]; bài 4 [5, tr.12]); trung điểm của đoạn thẳng (bài 1,2 [5, tr.22]); tỉ lệ bản đồ và ứng dụng (bài 2 [8, tr.154]); bản đồ trường mầm non (bài 3 [8, tr.156]).

Nhìn chung nội dung trên trong chương trình GDTH còn ít, tuy nhiên HS cũng có thể nhận thức trong quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh và qua giao tiếp. Chi tiết đánh giá mức độ NL TDHH trong HĐ định hướng trong không gian ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Mức độ NL TDHH trong HĐđịnh hướng trong không gian

Lớp Biểu hiện năng lực TDHH Mức độ

MGL - So sánh được vị trí tương đối của 2 đối tượng trẻ tri giác. Trẻ sử dụng được các từ chỉ vị trí các vật trong không gian như "ở dưới", "ở trên", "ở đằng trước", "ởđằng sau", "ở bên phải", "ở bên trái", "ở bên cạnh", "ở gần". Ví dụ: "để con cừu ở bên cạnh con gấu";

- Trẻ sử dụng các từ chỉ hướng di chuyển như "phía trước" "phía sau", "vòng quanh", "lên trên", "xuống dưới",v.v... "vòng quanh", "lên trên", "xuống dưới",v.v...

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh tiểu học qua một số hoạt động hình học (Trang 59 - 60)