Một số bài học từ quá trình công nghiệp hoá ở các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

Nhìn chung Thái Lan, Đài Loan và Malaysia khi bước vào CNH, HĐH nền kinh tế đều ở điểm xuất phát thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ bé và bị phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy vậy, chỉ trong vài ba thập kỷ, các nước này đã nhanh chóng vươn lên và thu được những thành công trong CNH. Đài Loan đã trở thành nước công nghiệp mới. Thái Lan và Malaysia cũng được coi là những nước công nghiệp mới. Thành công ấy đã để lại những bài học kinh nghiệm mà nhiều nước đang phát triển có thể học tập và tham khảo, đặc biệt là Việt Nam.

Thứ nhất, trong CNH các nước này đã biết đi lên từ nông nghiệp. Bước đi khởi đầu là phát triển nông nghiệp, để lấy nông nghiệp nuôi dưỡng công nghiệp. Những tiền đề mà nông nghiệp tạo ra có ý nghĩa rất quan trọng về cả phương diện kinh tế và xã hội. Vì chính CNH không thể tiến hành khi tình hình xã hội không ổn định. Trong bước đi ban đầu, sự phát triển nông nghiệp không chỉ giải quyết vấn đề lương thực trong nước, mà còn đóng góp vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại theo hướng tích cực (Phạm Ngọc Dũng, 2011).

Thứ hai, việc lựa chọn mô hình CHN có ý nghĩa quyết định với sự kinh tế ở các nước đang phát triển. Trong tiến trình CNH các nước này đã lựa chọn chiến lược theo hai giai đoạn về cơ bản là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của họ. Thực tế mỗi chiến lược đều có vị trí quan trọng, tuy nhiên mỗi chiến lược bên cạnh mặt tích cực, vẫn bộc lộ những hạn chế. Do vậy, việc chọn thời điểm để điều chỉnh chiến lược phát triển có ý nghĩa rất quan trọng. Nó đặt sự phát triển kinh tế của đất nước không chỉ phù hợp với hoàn cảnh trong nước mà cả quốc tế. Thực tế việc chuyển sang chiến lược CNH hướng về xuất khẩu khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật là sự cần thiết. Chính việc lựa chọn thời điểm chuyển hướng chiến lược mới có thể tạo nên sự thích ứng trong chiến lược phát triển kinh tế. CNH với sự đa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh để mở rộng xuất khẩu và vươn mạnh ra thị trường thế giới đã đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong hơn ba thập kỷ cho Đài Loan, Thái Lan và Malaysia.

Thứ ba, trong CNH ở các nước này, nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc lựa chọn chiến lược, việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô, chiến lược tạo vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư, có chính sách phát huy nguồn lực con người, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Do vậy, nhà nước không chỉ phát huy được nội lực mà còn khai thác tốt các yếu tố ngoại lực tạo nên tăng trưởng kinh tế cao. Nhà nước đã thành công trong việc điều chỉnh chiến lược gắn với các chương trình cải cách tự do hoá một cách khéo léo linh hoạt. Đó chính là việc biết khai thác những động lực của kinh tế thị trường, biết nắm bắt và tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, những cơ hội mà kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương mang lại nhằm phát huy lợi thế trong trật tự phân công lao động quốc tế.

các nước đang phát triển. Mục tiêu trong CNH để hướng tới tăng trưởng trong phát triển. Theo đuổi tăng trưởng kinh tế đã trở thành khát vọng của các nước đang phát triển. Tuy vậy, kinh nghiệm ở Thái Lan, Malaysia, chiến lược trong CNH cần phải gắn liền với sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, có sự kết hợp hài hoà giữa chiến lược hướng ngoại và hướng nội, cải cách kinh tế phải gắn liền với cải cách xã hội. Đó là những điều kiện để tạo nên sự bền vững trong phát triển.

Thứ năm, trong tiến trình CNH ở Thái Lan, Malaysia và Đài Loan, con đường phát triển của Đài Loan mang tính đặc thù rõ nét và sớm đưa nước này trở thành nước công nghiệp mới. Bí quyết thành công của Đài Loan trong bước khởi đầu CNH là biết lấy nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp; biết dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước để hình thành nên những chuỗi xí nghiệp hoạt động liên hoàn với nhau; biết nắm thời cơ để nhanh chóng đi vào một số ngành hiện đại như điện tử, công nghiệp thông tin, hoá dầu… (Phạm Ngọc Dũng, 2011).

Tổng kết kinh nghiệm phát triển và thành công của các mô hình CNH của các nước công nghiệp mới trong khu vực châu Á, các nhà nghiên cứu cho rằng có ba mô hình minh họa khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế. Cụ thể là:

Mô hình dựa trên kỹ năng và công nghệ trong nước: được hình thành theo chính sách công nghiệp bằng cách phối hợp mục tiêu xuất khẩu với tiềm năng nguồn lực của nền kinh tế. Chính sách đầu tư nước ngoài rất thông thoáng, hầu như rất ít hạn chế và kiểm soát. Hàng hóa xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao.

Mô hình cạnh tranh công nghiệp dựa trên nền tảng đầu tư nước ngoài: nhưng theo chính sách công nghiệp rất tham vọng về công nghệ. Chính

sách này dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến của nước ngoài trong thời gian đầu và sự đổi mới của quốc gia trong giai đoạn sau nhờ sự hỗ trợ của chính phủ.

Mô hình cạnh tranh công nghiệp dựa vào công ty đa quốc gia: có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) thụ động và chính sách công nghiệp yếu. Các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên của công ty đa quốc gia kết hợp với điều kiện về giá lao động thấp và các điều kiện ưu đãi đầu tư. Mối liên hệ giữa các công ty đa quốc gia và công nghiệp địa phương yếu. Hàm lượng tài nguyên ngoài nhân lực của quốc gia là khá thấp, chủ yếu là nhập khẩu (Đỗ Hoài Nam, 2004).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)