Tình hình thực hiện công nghiệp hóa ở nước ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tình hình thực hiện công nghiệp hóa ở nước ta

1.3.1. Những thành tựu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa

Quá trình CNH trong thời kỳ đổi mới ở nước ta đã đem lại những biến đổi quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước, tạo đà cho công cuộc đổi mới tiếp tục đi vào chiều sâu và đẩy nhanh tốc độ CNH nền kinh tế. Do vậy, vào những năm 90, kết quả về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt mức cao hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Theo Tổng cục Thống kê tính chung cả giai đoạn 1991 - 2000, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,45%

(Tổng cục Thống kê, 2001).

- Kết quả ấy, trước hết nhờ bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, xác định lại vị trí ưu tiên của các ngành sản xuất, tăng cường vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau (ngoài ngân sách nhà nước) cho nên cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch hợp lý hơn, khắc phục một bước tình trạng đơn điệu, mất cân đối, trái với quy luật phát triển chung của những nước tiến hành CNH từ xuất phát điểm thấp.

- Hai là, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự điều chỉnh tương

đối hợp lý. Công nghiệp nói chung phát triển theo hướng gia tăng tương đối tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, trong khi vẫn duy trì được một số ngành công nghiệp nặng có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế.

- Ba là, trong những năm tiến hành đổi mới, nhờ có chính sách đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, cho phép nước ta bắt đầu đầu tư theo chiều sâu đối với một số xí nghiệp, một số ngành và lĩnh vực nhất định, đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, giầy da…

- Bốn là, sản xuất công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục góp phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội đồng thời tạo tiền đề phát triển cho những năm sau.

Thời gian qua, CNH tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế giảm. Năm 1986, nông nghiệp chiếm 34,7%, công nghiệp chiếm 26,8% và dịch vụ chiếm 38,5% trong GDP; năm 2000 nông nghiệp giảm xuống chiếm 24,2%, công nghiệp tăng lên 36,9% và dịch vụ là 38,9% trong GDP (Tổng cục Thống kê, 2001); năm 2010 nông nghiệp giảm xuống chiếm 20,4%, công nghiệp tăng lên 40,2% và dịch vụ là 39,4% trong GDP (Tổng cục Thống kê, 2011). Như vậy, cơ cấu kinh tế mới đã hình thành và động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh xu hướng tích cực của các nước vốn có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong CNH. (hình 1.1)

34.7%

38.7%

24.2%

20.7% 20.4%

26.8%

22.7%

36.9%

39% 39% 39% 40.8% 39% 40.2% 38%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

Năm 1986 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Hình 1.1. Biểu đồ tỷ trọng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2010 CNH góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng tăng nhanh, năm 1991 là 2.087 triệu USD, năm 2000 là 14,308 triệu USD (Tổng cục Thống kê, 2001). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng năm cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngoại thương thực sự đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội. Sản xuất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và giành một phần tích lũy. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trong nền kinh tế được tăng cường. Những kết quả đạt được đã tạo ra thế và lực mới cho kinh tế Việt Nam với mục tiêu đẩy nhanh CNH.

1.3.2. Những hạn chế chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa

Bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ không ít hạn chế:

- Tăng trưởng kinh tế nước ta thời gian qua còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư từ nước ngoài (chiếm hơn 1/3 tổng số vốn đầu tư toàn bộ xã hội), mà chưa thực sự tăng trưởng dựa trên đổi mới công nghệ thiết bị, sức cạnh tranh của hàng hóa, năng lực quản lý, tiếp thị….

- Cơ cấu kinh tế đã diễn ra sự chuyển dịch nhưng do ảnh hưởng của một số nhân tố chủ quan, khách quan nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa đạt được ý đồ mong muốn, nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP.

Nông nghiệp tuy tăng trưởng ổn định nhưng cơ cấu biến đổi chậm. Công nghiệp tuy tỷ trọng cú tăng, nhưng sự yếu kộm cũn thể hiện khỏ rừ ở năng suất, chất lượng và hiệu quả. Do vậy, sự phát triển chêch lệch kinh tế giữa các vùng, sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư còn khá lớn.

- Kinh tế Việt Nam tuy có đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với một số nước trong khu vực nhưng chưa thật vững chắc. Nhiều ngành sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực.

- Vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập với một bộ phận khá lớn dân cư đang là vấn đề khó khăn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nơi sinh sống của gần 80% cư dân cả nước.

Những hạn chế trên cho thấy, hiện nay thách thức gay gắt nhất đối với nước ta là phải nâng cao được chất lượng của sự tăng trưởng, thể hiện ở hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của các ngành kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, trước hết phải tập trung ở ngành công nghiệp. Điều này đang là một khó khăn rất lớn với CNH nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế khi thị trường thế giới gần như phân chia xong và Việt Nam cũng là nước đi sau bước chân vào thị trường thế giới.

Do vậy, những vấn đề cần chú trọng giải quyết là lựa chọn chiến lược CNH phù hợp gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng động, hiệu quả. Đồng thời trong đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, cần tạo sản phẩm xuất khẩu chủ yếu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Thời gian qua cho thấy, Việt Nam đang tiến hành CNH trong điều kiện đất nước và quốc tế có nhiều biến động sâu sắc. Ngày nay, sự phân công

lao động quốc tế và khu vực diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Con đường CNH ở nước ta không thể sao chép một cách máy móc và cũng không thể lặp lại một cách tuần tự các bước đi mà nước khác đã làm, dù họ có thành công hay không thành công. Những kinh nghiệm của các nước châu Á trong CNH được rút ra qua nghiên cứu sẽ được tiếp thu có chọn lọc và vận dụng phù hợp vào hoàn cảnh của nước ta.

1.4. Tác động của công nghiệp hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)