Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 71)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu

Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm:

- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện từ số liệu của các Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng Lao động và Thương binh xó hội, Ban Quản lý cỏc dự ỏn thuộc UBND huyện Quế Vừ;

- Thu thập tài liệu, số liệu về tài nguyên đất đai tại Phòng Tài nguyên và Mụi trường, Ban Quản lý cỏc dự ỏn thuộc UBND huyện Quế Vừ;

- Thu thập tài liệu, số liệu về môi trường, lao động, việc làm tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động và thương binh xã hội, Ban Quản lý các dự án, Cục Thống kê - UBND tỉnh Bắc Ninh.

2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp, đời sống, thu nhập của các hộ nông dân, căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên (đất đai, vị trí địa lý,...) và các điều kiện kinh tế, xã hội (dân số, mật độ dân số, cơ cấu kinh tế...). Chúng tôi chia huyện thành 3 tiểu vùng:

Tiểu vùng 1: Bao gồm 9 xã, thị trấn: Phố Mới, Đại Xuân, Phương Liễu, Phượng Mao, Việt Hùng, Đào Viên, Ngọc Xá, Châu Phong, Đức Long; các xã này nằm 2 bên trục đường QL18 chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình CNH.

Đặc trưng nổi bật của tiểu vùng này là diện tích tự nhiên nhỏ nhưng mật độ dân số lại cao nhất; diện tích đất canh tác ít hơn so với các vùng khác và ngày càng bị thu hẹp do quá trình CNH. Trong tiểu vùng có các KCN tập trung.

Tiểu vùng 2: Bao gồm 6 xã: Yên Giả, Mộ Đạo, Bồng Lai, Cách Bi, Chi Lăng, Hán Quảng. Tiểu vùng này diện tích đất công nghiệp có tỷ lệ mức trung bình, chủ yếu phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Diện tích đất canh tác nông nghiệp khá lớn, có sự đa dạng hoá sản xuất cao, việc thâm canh cây rau màu vụ đông và cây hàng hoá phát triển rất mạnh.

Tiểu vùng 3: Bao gồm 6 xã: Việt Thống, Nhân Hoà, Bằng An, Quế

Tân, Phù Lương, Phù Lãng. Tiểu vùng này có vị trí giáp đê sông Cầu, diện tích canh tác lớn chủ yếu được trồng hoa màu và trồng lúa; diện tích đất sử dụng vào công nghiệp có tỷ lệ thấp. (bảng 2.1)

Bảng 2.1. Đặc điểm các tiểu vùng nghiên cứu

Tiểu vùng

Đất đai (ha) Dân số (người) Cơ cấu kinh tế (%) Tự nhiên NN Phi NN Số dân Số hộ LĐ NN NN CN DV Tiểu vùng 1 6.613,89 3.373,87 3.185,05 61.805 13.735 15.400 22,4 48,5 29,1 Tiểu vùng 2 4.737,30 2.605,56 2.051,63 41.324 9.183 17.871 54,4 29,6 16,0 Tiểu vùng 3 4.133,63 2.613,14 1.493,93 36.396 8.088 16.720 70,4 19,1 10,5 Toàn huyện 15.484,82 8.592,57 6.730,61 139.525 31.006 49.991 51,7 30,0 18,3

Trong mỗi tiểu vùng chúng tôi lựa chọn các xã có các khu, cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất tập trung làm địa điểm nghiên cứu:

Tiểu vùng 1: Chọn nghiên cứu 4 xã: Phương Liễu, Phượng Mao, Việt Hùng, Ngọc Xá;

Tiểu vùng 2: Chọn nghiên cứu 2 xã: Mộ Đạo, Cách Bi;

Tiểu vùng 3: Chọn nghiên cứu 2 xã: Nhân Hoà, Phù Lãng (hình 2.1. Sơ đồ vị trí phân tiểu vùng)

2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập về thực trạng sử dụng đất và đời sống, việc làm của người dân. Nội dung điều tra, phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau:

- Quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất - Thu nhập, đời sống, việc làm của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất

- Ý kiến của người dân về vấn đề sử dụng đất, đời sống, việc làm, môi trường trong quá trình CNH

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí phân tiểu vùng

Bảng 2.2. Đặc điểm hộ điều tra, phỏng vấn

Tiểu vùng Số hộ

Đặc điểm hộ điều tra, phỏng vấn

Mức sống Nghề nghiệp Đất NN

Khó khăn

Trung bình

Khá

giả NN NN-

PNN PNN Có đất bị TH

Không có đất bị TH

Tiểu vùng 1

Phượng Mao 55 3 48 4 5 45 5 55

Phương Liễu 55 2 48 5 0 50 5 55

Ngọc Xá 55 2 50 3 45 10 55

Việt Hùng 55 3 50 2 40 15 51 4

Tổng số 220 10 196 14 90 120 10 216 4

Tiểu vùng 2

Mộ Đạo 50 1 48 1 36 14 32 18

Cách Bi 50 1 48 1 37 13 35 15

Tổng số 100 2 96 2 73 27 67 33

Tiểu vùng 3

Nhân Hòa 50 50 0 32 18 45 5

Phù Lãng 50 48 2 32 13 5 30 20

Tổng số 100 98 2 64 31 5 75 25

Toàn huyện 420 12 390 18 227 178 15 358 62

Số lượng phiếu điều tra nông hộ để điều tra tổng thể đời sống, thu nhập người dân là 420 phiếu. Trong 8 xã chọn nghiên cứu, phương pháp chọn hộ điều tra, phỏng vấn là ngẫu nhiên. Vì số hộ dân bị thu hồi đất là số hộ đặc trưng nhất, đại diện cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi quá trình CNH, nên nhóm này chiếm 85% số phiếu, nhóm hộ không bị thu hồi đất chiếm 15%.

Mức sống trung bình cũng là loại mức sống chiếm đa số trong các hộ gia đình của huyện Quế Vừ, vỡ vậy nhúm này chiếm 92% số phiếu, nhúm hộ cú mức sống giàu và nghèo chiếm 8%. Đặc điểm hộ điều tra, phỏng vấn thể hiện trong bảng 2.2.

Trên cơ sở đó, để phân tích đánh giá chúng tôi chia các hộ điều tra thành 4 nhóm sau đây:

- Nhóm hộ I (Không bị thu hồi đất)

- Nhóm hộ II (Bị thu hồi <30% diện tích đất đang sử dụng) - Nhóm hộ III (Bị thu hồi 30- 70% diện tích đất đang sử dụng) - Nhóm hộ IV (Bị thu hồi 70-100% diện tích đất đang sử dụng) Tổng hợp phân nhóm hộ điều tra, phỏng vấn thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tổng hợp phân loại nhóm hộ điều tra, phỏng vấn

Tiểu vùng

Nhóm hộ I (Không bị thu hồi đất)

Nhóm hộ II (Bị thu hồi

<30%)

Nhóm hộ III (Bị thu hồi

30- 70%)

Nhóm hộ IV (Bị thu hồi

70-100%)

Toàn huyện

Tiểu vùng 1 4 30 170 16 220

Tiểu vùng 2 33 39 27 1 100

Tiểu vùng 3 25 59 15 1 100

Toàn huyện 62 128 212 18 420

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin về môi trường, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các điểm dân cư gần các khu, cụm công nghiệp tập trung. Số lượng phiếu điều tra về các điểm dân cư có ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư phát triển công

2.2.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích môi trường

Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của CNH đến môi trường, đặc biệt là môi trường sống của người dân (chất lượng không khí, độ ồn, chất lượng nước), chúng tôi chọn 25 điểm phân tích môi trường nước và không khí (hình 2.2 Vị trí các điểm lấy mẫu phân tích môi trường)

Các vị trí lẫy mẫu phân tích chất lượng nước, không khí theo mô tả cụ thể tại bảng 2.4; bảng 2.5; bảng 2.6.

Bảng 2.4. Vị trí lấy mẫu nước thải Tiểu

vùng Ký hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

Hệ VN - 2000

1

Phượng Mao Nt1 Hố ga, cuối KCN Quế Vừ I 595397 2338210 Phương Liễu Nt2 Hố ga thuộc KCN Quế Vừ

I, cách đường quốc lộ 18 gần 300m

597992 2333797

Ngọc Xỏ Nt3 Hố ga cuối KCN Quế Vừ II, cạnh cánh đồng thôn Hữu Bằng

6263278 2337651 Việt Hựng Nt4 Hố ga cuối KCN Quế Vừ III 6134027 2337662

2

Mộ Đạo Nt5 Nước thải tại mương cuối khu vực sản xuất, cạnh cánh đồng thôn Trúc Ổ

6064726 2338455 Cách Bi Nt6 Nước thải khu vực sản

xuất gần thôn Từ Phong 6163779 2338417 3

Nhân Hòa Nt7 Hố ga cuối cụm CN Nhân

Hòa- Phương Liễu 6065883 2336479 Phù Lãng Nt8 Nước thải cơ sở sản xuất

Gốm gần thôn Thủ Công 6266511 2337550 Bảng 2.5. Vị trí lấy mẫu nước mặt

Tiểu vùng

Ký hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

Hệ VN – 2000 1 Phượng

Mao Nm1 Kênh dẫn nước Khu đô thị Tây Hồ

cách quốc lộ 18 khoảng 300m 591340 2331617 Việt Hùng Nm2 Mương thoát nước tưới tiêu thuộc cánh

đồng Làng Guột cạnh KCN Quế Vừ III 617265 2339019 2

Mộ Đạo Nm3 Mương dẫn nước tưới tiêu thuộc cánh

đồng thôn Vũ Dương 602656 2338713

Cách Bi Nm4 Mương tưới tiêu thuộc cánh đồng Ngọc

Xỏ, cạnh KCN Quế Vừ II 616338 2337766 3 Nhân Hòa Nm5 Ao ven khu dân cư thôn Đại Đường 606341 2336322

Bảng 2.6. Vị trí lấy mẫu không khí Tiểu

vùng Ký hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

Hệ VN – 2000

1

Phượng Mao

K1 Khu vực bãi đất trống Khu đô thị Tây

Hồ cách quốc lộ 18 khoảng 300m 599230 2327412 Phương Liễu

K2 Tại KCN Quế vừ I, cạnh đường quốc

lộ 18 thuộc địa phận thôn Giang Liễu 597380 2339753 Ngọc Xá

K3 Tại khu vực KCN Quế Vừ II, giỏp

ranh cánh đồng thôn Hữu Bằng 627265 2339019 Việt Hùng

K4

Tại khu vực KCN Quế Vừ III, ngó 3 đường vào KCN thuộc đại phận làng Guột

617992 2333797

2

Mộ Đạo

K5 Khu vực sản xuất, cạnh cánh đồng

thôn Trúc Ổ 606475 2338581

K6 Khu dân cư thôn Vũ Dương, cách

KCN Quế Vừ I gần 2 km 606389 2337766

Cách Bi

K7 Khu dân cư thôn Trong, cách KCN

Quế Vừ II gần 2 km 616908 2336312

K8 Khu dân cư thôn Mai Cương, cách

KCN Quế Vừ III gần 1 km 616915 2336440

3

Nhân Hòa K9 Cổng cụm CN Nhân Hòa- Phương Liễu 606588 2336885 K10 Khu dân cư thôn Đại Đường, cạnh cụm

CN Nhân Hòa- Phương Liễu 606901 2336357 Phù Lãng

K11 Cạnh cổng cơ sở sản xuất Gốm gần

thôn Thủ Công 626466 2337928

* Phương pháp lẫy mẫu nước:

- Phương pháp lẫy mẫu nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5992:1995 (ISO 5667 -2: 1991). Các mẫu nước thải được lấy tại các hố ga, hoặc nơi cống xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Các mẫu nước mặt được lấy tại các kênh, mương, ao, hồ dẫn nước nằm sát phía sau KCN, hoặc các vị trí khu dân cư ven KCN, nguồn nước này dùng để cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu phân tích môi trường

* Phương pháp lẫy mẫu không khí:

- Phương pháp lẫy mẫu không khí theo quy định tại tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT. Mẫu được lấy bằng phương pháp bơm hút qua bộ phận thu mẫu. Ống hút của máy bơm được gắn liền với thiết bị chứa dung dịch hấp thụ thích hợp;

- Các thông số đo đạc tại hiện trường: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời;

- Đo tiếng ồn ở độ cao là 1,2 -1,5m so với mặt đất, khoảng thời gian đo liên tục của mỗi phép đo là 10 phút, trong vòng 1 giờ tiến hành 3 phép đo, sau đó lấy giá trị trung bình của 3 phép đo. Kết quả thu được coi như giá trị trung bình của giờ đo đó.

2.2.5. Phương pháp phân tích mẫu

Các phân tích mẫu nước được thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa Môi trường và Trung tâm tư vấn dịch vụ Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

* Phương pháp phân tích mẫu nước:

- pH được đo trực tiếp tại hiện trường bằng máy 704 Metrohn - Xác định oxy hoà tan Phương pháp Winkler

- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày (BOD5) bằng phương pháp cấy và pha loãng

- Xác định mangan bằng phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim - Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin

- Xác định đồng, cadimi và chì bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

- Xác định Coliform bằng phương pháp đếm khuẩn lạc

* Phương pháp phân tích mẫu không khí:

- Quá trình phân tích có sử dụng một số dụng cụ, hoá chất như: máy đo quang, bơm hút mẫu, các dung dịch tạo phức màu, dung dịch tạo môi trường và các hoá chất khác cần thiết cho quá trình phân tích.

- Phân tích chỉ tiêu CO:

- Phân tích chỉ tiêu NO2: Phương pháp đo màu dựa trên phản ứng của axit nitơ (HNO2) với thuốc thử Griess - Ilosvay cho hợp chất màu hồng.

- Phân tích chỉ tiêu SO2: Phương pháp West - Geake dưạ trên sự hấp thụ và ổn định SO2 trong không khí bằng dung dịch Na (hoặc K) tetra clomercurat II để tạo thành phức chất diclosunficmercurat II. Định lượng SO2 thu bằng Parasonilin trong HCl và HCHO để tạo thành phức màu axit parasonilin methysunfonic. Đo màu ở bước sóng λ =560nm. Các máy móc và thiết bị dùng để phân tích mẫu được thực hiện theo Phụ lục 2.

2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Kết hợp các yếu tố định tính và định lượng, các vấn đề vi mô và vĩ mô trong phân tích, đánh giá và dự báo các vấn đề có liên quan đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đời sống người dân. Việc phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)