Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 131)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

3.4.1. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý đất nông nghiệp 3.4.1.1. Đẩy nhanh việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý đất đai

Quá trình CNH đã tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đất đai trên địa bàn huyện biến động không ngừng do tác động của chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Có thể thấy UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Quế Vừ đó sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc ban hành cỏc văn bản dưới luật để quản lý đất đai. Nhất là với huyện Quế Vừ, một địa bàn nhạy cảm với tốc độ CNH mạnh mẽ (bảng 3.15)

Bảng 3.15. Kết quả ban hành văn bản dưới luật về quản lý đất đai trung bình mỗi năm

Đơn vị: Văn bản

Loại văn bản

Cấp ban hành

Lĩnh vực văn bản (ỏp dụng cho huyện Quế Vừ)

Trước 2000

Sau 2000

Quyết định UBND tỉnh Bắc Ninh

Quy định giá đất 1

Đơn giá bồi thường đất đai và tài sản trên đất

1 5

Phê duyệt phương án bồi thường khi thu hồi đất

5 40

Quyết định phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1

Quyết định thu hồi đất 21 130

Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

30 70

Thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất 5 25 Giải quyết tranh chấp đất đai 7 60

Quyết định UBND huyện Quế

Vừ

Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu các tài sản gắn liền với đất

1800 2000

Phê duyệt phương án bồi thường khi thu hồi đất

15 35

Quyết định phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

3

Quyết định thu hồi đất 27 150

Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

156 230 Thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất 27 62 Giải quyết tranh chấp đất đai 41 118

Chính quyền địa phương có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho đại đa số cỏn bộ, nhõn dõn hiểu rừ nội dung Luật Đất đai năm 2003 và nhiều văn bản thi hành luật. Các văn bản cụ thể hóa luật từ trung ương đến địa phương được ban hành tương đối đầy đủ. Các văn bản dưới luật nhờ đó mà dần dần được hoàn thiện, tăng hiệu lực, hiệu quả của văn bản. Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến quản lý đất đai đã có quy định điều chỉnh kịp thời để quản lý. Chớnh quyền địa phương huyện Quế Vừ đó duy trỡ thường xuyờn cụng tỏc thanh tra, kiểm tra đối với việc quản lý, sử dụng đất sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện các chính sách đất đai, đảm bảo kỷ cương, đúng pháp luật.

3.4.1.2. Đẩy mạnh công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Trước năm 2000, công tác giao đất chủ yếu tập trung vào đất nông nghiệp, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Sau năm 2000, để thực hiện mục tiêu CNH, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được đẩy mạnh. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở ba cấp, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được chú trọng, góp phần phân bổ hợp lý các quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh của nhân dân, tạo ra các khu kinh tế, KCN, du lịch - dịch vụ, cụm công nghiệp làng nghề, các khu đô thị mới, bảo vệ nghiêm ngặt đất lúa nước, phát triển quỹ đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản...

Đến cuối năm 2010 đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp thực hiện được 1.306,92 ha đạt 52,65 ha so với quy hoạch.

- Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp thực hiện được 94,31 ha đạt 12,49% so với quy hoạch.

- Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở thực hiện được 94,57 ha đạt 352,74% so với quy hoạch.

Kết quả thực hiện việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích đến hết năm 2010 như sau:

- Đất nông nghiệp 199,09 ha đạt 129,59% so với quy hoạch trong đó:

đưa vào đất sản xuất nông nghiệp 95,39 ha; đất lâm nghiệp 40,16 ha; đất nuôi trồng thủy sản 62,92 ha; đất nông nghiệp khác 0,62 ha.

- Đất phi nông nghiệp 217,87 ha đạt 2216,38% so với quy hoạch được duyệt trong đó: đưa vào sử dụng cho mục đích đất ở 36,86 ha; đất chuyên dùng 180,87 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 0,14 ha.

3.4.1.3. Tác động gián tiếp đến việc phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hầu hết các phương án quy hoạch, kế hoạch ở ba cấp tỉnh, huyện, xã đều phải xây dựng và điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với thực trạng kinh tế, xã hội của huyện và mục tiêu CNH, HĐH của địa phương và khu vực. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho thấy diện tích đất nông nghiệp đạt được đều cao hơn kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do chưa thực hiện được việc chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp như quy hoạch (hình 3.5).

68.37 82.04

68.95 85.56

80.62 95.67

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Diện tích (100 ha)

Đất chuyên trồng lúa

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Quy hoạch được duyệt (ha) Thực hiện (ha- đến năm 2010)

Hình 3.5. Biểu đồ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2010

Theo quy hoạch được duyệt, diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 2.162,46 ha, đến hết năm 2010 đã thực hiện được 1.603,28 ha đạt 74,14% so với quy hoạch trong đó:

+ Đất ở hiện được 342,27 ha đạt 125,26% so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất chuyên dùng thực hiện được 1.226,39 ha đạt 66,98% so với quy hoạch được duyệt, đa số các loại đất chuyên dùng đều thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch được duyệt.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng thực hiện được 32,52 ha đạt 77,84% (hình 3.6).

17.19 7.00

41.68

27.76

18.87 17.45 72.92

57.58

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Diện tích (100 ha)

Đất SXKD PNN

Đất chuyên

dùng

Đất ở Đất phi nông nghiệp

Quy hoạch được duyệt (ha)

Thực hiện (ha- đến năm 2010)

Hình 3.6. Biểu đồ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010

Như vậy hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất đều thực hiện hoặc là vượt quá hoặc là không đạt. Nguyên nhân chính của tác động tiêu cực nói trên là:

- Chất lượng của các phương án quy hoạch sử dụng đất thấp, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, mang nặng tính chủ quan, áp đặt, chạy

hồi đất nhưng không thực hiện hoặc chậm thực hiện.

- Có những quy hoạch sử dụng đất đúng đắn, phù hợp, cần thiết song lại không có lộ trình thực hiện, không có phân kỳ quy hoạch phù hợp, lại làm một cách nóng vội, ngăn cản việc thực hiện các quyền hợp pháp của người sử dụng đất. Có trường hợp lại do ngân sách hạn hẹp không chủ động giải quyết thực hiện dự án.

- Tốc độ CNH, ĐTH đã tác động đến nhu cầu sử dụng đất của quốc gia, khu vực và tỉnh Bắc Ninh, vì vậy các chỉ tiêu về nhu cầu sử dụng đất của huyện Quế Vừ bị điều chỉnh theo sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cả nước.

Khi không đánh giá đúng tiềm lực kinh tế, khả năng đáp ứng ngân sách của địa phương cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp nên tình trạng tiến độ thực hiện các dự án chậm và kéo dài là phổ biến.

CNH, HĐH đất nước là chiến lược quốc gia mang tính lâu dài, trong đó có quá trình thu hồi đất, GPMB để xây dựng các khu, cụm công nghiệp.

Hiện tại trờn địa bàn huyện Quế Vừ đang thực hiện được 32 dự ỏn, với tổng diện tích là 445,23 ha; bao gồm:

Hình 3.7. Diện tích đất nông nghiệp thuộc các dự án đang bị bỏ hoang

Hình 3.8. Các dự án góp phần chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn

- Các dự án KCN, Cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh gồm 16 dự án; diện tích 361,41 ha;

- Các dự án giao đất không thu tiền sử dụng đất gồm 12 dự án; diện tích 80,28 ha;

- Các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất và đấu giá đất gồm 02 dự án; diện tích 2,02 ha;

- Các dự án trang trại gồm 02 dự án; diện tích 1,52ha (bảng 3.16).

Việc thực hiện các dự án nói trên hầu hết đều chậm theo tiến độ đề ra, nhiều dự ỏn treo gõy lóng phớ đất. Điển hỡnh là dự ỏn Khu đụ thị mới Quế Vừ do Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng diện tích 56 ha, trong đó 40 ha của xã Phượng Mao, 16 ha của xã Phương Liễu (Do UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt dự án vào năm 2006). Tuy nhiên đến nay, qua 3 lần điều chỉnh quy hoạch, chủ đầu tư vẫn chưa thể hoàn thiện hạ tầng cả dự án. Điều này dẫn tới việc đất canh tác thì bị bỏ hoang, nông dân thì không có tư liệu sản xuất.

Bảng 3.16. Tiến độ thực hiện các dự án năm 2010

STT Nhóm dự án, công trình Số lượng

Diện tích (ha)

Tình hình triển khai Đã đi

vào hoạt động

Đang tổ chức đầu

tư xây dựng

BT xong đang san lấp mặt

bằng

Đang thực hiện BT,

GPMB 1 Các dự án KCN, Cụm

công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh

16 361,41 3 6 3 8

2 Các dự án giao đất không

thu tiền sử dụng đất 12 80,28 2 3 2 5

3 Các dự án giao đất có thu

tiền sử dụng đất và đấu giá 02 2,02 1 1

4 Các dự án trang trại 02 1,52 1 1

Tổng số 32 445,23 5 10 8 14

Công tác quản lý đất đai trong thời kỳ CNH hóa còn gặp khó khăn trong vấn đề xây dựng phương án BT, HT, GPMB cho người bị thu hồi đất.

Việc điều tra, khảo sát lập phương án BT, GPMB chưa tốt, không sát với thực tế, phải làm đi làm lại, kéo dài thời gian thực hiện. Quá trình lập phương án BT, HT, GPMB tại một số dự án chưa thật công khai dân chủ (nhiều trường hợp không lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng phương án BT), trong thành phần của Hội đồng BT, GPMB không có sự tham gia của đại diện những người có đất bị thu hồi.

Giá đất BT trong nhiều trường hợp thấp hơn nhiều so với giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường, nhất là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang ngành nghề khác. Tiền BT đất ở thường không đủ để mua lại chỗ ở mới có điều kiện tương tự như chỗ ở cũ. Tại vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn còn có sự chênh lệch quá lớn về giá BT, GPMB gây khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến BT, GPMB.

Theo Quyết định số 162/2010/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh quy định về bảng giá đất trong tỉnh thì giá Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản ở Vị trí 1: Đất nông nghiệp trong phạm vi địa giới các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (trừ phần diện tích đất nông nghiệp thuộc vị trí 2) có giá là 50.000 đồng/m2. Giá đất cùng loại này ở vị trí 2 tại các khu vực ven sông ở ngoài đê (bao gồm cả đê bối); đất bãi bồi trên sông là 33.400 đồng/m2; Giá đất rừng sản xuất là 22.000 đồng/m2. Bảng giá đất này quy định áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh (bao gồm cả khu vực giáp ranh) (bảng 3.17)

Với khung giá đất do UBND tỉnh quy định còn thấp, chưa sát với giá thị trường nên dẫn tới tình trạng người bị thu hồi đất không đồng tình với

phương án BT, HT của doanh nghiệp và của nhà nước. Hơn nữa, tạo kẽ hở để người dân tự ý chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư.

Giá đất ở nông thôn cao nhất là 2,2 triệu đồng/m2 (Khu vực 1 các xã Phượng Mao, Phương Liễu), thấp nhất là 318 nghìn đồng/m2 (Khu vực 3 các xã còn lại).

Bảng 3.17. Bảng giá một số loại đất năm 2010 ST

T Loại đất Mức giá (1000 đồng/m2)

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Đất Nông nghiệp

1. Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản

70,0 50,0

2. Đất rừng sản xuất 30,0

Đất ở nông thôn

1 Nhóm 1: Các xã Phượng Mao, Phương Liễu

Khu vực 1 2240 1568 1098 768

Khu vực 2 1568 1098 768 538

Khu vực 3 1098 769 538 377

2 Nhóm 2: Các xã còn lại

Khu vực 1 1890 1323 926 648

Khu vực 2 1323 926 648 454

Khu vực 3 927 649 454 318

Nguồn: Quyết định số 155/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh

Giá đất ở đô thị cao nhất là 8,4 triệu đồng/m2 (Từ nghĩa trang xã Phượng Mao đến Trung tâm giáo dục thường xuyên), thấp nhất là 810 nghìn đồng/m2 (Từ đường 24m đến hết địa phận thị trấn Quế Vừ).

Tuy nhiên trên thực tế, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất cao hơn nhiều so với giá do UBND tỉnh Bắc Ninh quy định, đặc biệt là đối với đất ở và

đất nông nghiệp ven đô thị. Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không chính thức diễn ra sôi động. Nhiều người dân tự ý chuyển mục đích ao, vườn nằm xen kẽ trong khu dân cư để chuyển nhượng hoặc xây dựng nhà cho công nhân, người lao động có nhu cầu thuê lại. (bảng 3.18)

Bảng 3.18. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế năm 2010

STT Loại đất

Mức giá (1000 đồng/m2) Vị trí

1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4 Đất Nông nghiệp

1. Đất trồng cây hàng năm xen kẽ 320 90 2 Đất trồng cây lâu năm trong dân cư 410 110

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 100 75

Đất ở nông thôn

1 Nhóm 1: Các xã Phượng Mao, Phương Liễu

Khu vực 1 5000 2500 2000 1200

Khu vực 2 4000 2200 1500 1000

Khu vực 3 2000 1300 900 800

2 Nhóm 2: Các xã còn lại

Khu vực 1 2500 1800 1500 900

Khu vực 2 2000 1600 1200 850

Khu vực 3 1400 1100 800 520

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Bên cạnh đó, việc chăm lo cho cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất chưa được quan tâm đầy đủ. Nhất là đối với trường hợp đời sống của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào diện tích đất thu hồi, người dân không

được quan tâm khi đến nơi ở mới. Chính vì vậy tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cỏo liờn quan đến đất đai trờn địa bàn huyện Quế Vừ trong thời gian qua còn nhiều, chủ yếu xoay quanh vấn đề BT, HT cho người nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp xây dựng các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Xuất phát từ những vấn đề trên cần nghiên cứu, xem xét sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn mấy điểm như sau:

- Có nên tồn tại hai cơ chế BT khi thu hồi đất hay không. Hiện nay doanh nghiệp rất khó thỏa thuận với dân trong phương án BT;

- Khung giá HT và BT cho người có đất bị thu hồi còn chưa sát với thực tế, cần có cơ chế, chính sách điều chỉnh phù hợp hơn.

3.4.1.4. Thúc đẩy thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tích tụ đất đai

Quỏ trỡnh CNH của huyện Quế Vừ trong những năm qua cũn tỏc động đến thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tích tụ đất đai để sản xuất tập trung, chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp.

Quy mô sử dụng đất nông nghiệp trung bình cả huyện (ha/hộ) đã có chiều hướng thay đổi như sau:

- Hộ sử dụng dưới 0,5 ha chiếm 61,3% năm 2000 đã giảm xuống còn 16,7% năm 2010, trong đó tiểu vùng 2 giảm nhiều nhất.

- Hộ sử dụng từ 0,5 ha đến dưới 1 ha chiếm 25,5% năm 2000, tăng lên 56,9% năm 2010, trong đó tiểu vùng 1 tăng nhiều nhất (từ 27,0% lên 60,4%).

- Hộ sử dụng từ 1 ha trở lên chiếm 13,2% vào năm 2000, năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 26,4%. Tiểu vùng 2 là tiểu vùng có tốc độ tăng nhiều nhất, từ 15,3% lên 31,2% (bảng 3.19)

Bảng 3.19. Quy mô sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình

Đơn vị tính %

Tiểu vùng

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

<0,5ha 0,5-

1,0ha >1,0ha <0,5ha 0,5-

1,0ha >1,0ha <0,5ha 0,5-

1,0ha >1,0ha Tiểu vùng 1 62,5 27,0 10,5 28,8 50,2 21,0 18,9 60,4 20,7 Tiểu vùng 2 62,5 22,2 15,3 33,2 45,3 21,5 14,6 54,2 31,2 Tiểu vùng 3 58,8 27,4 13,8 33,8 43,8 22,4 16,6 56,2 27,2 Toàn huyện 61,3 25,5 13,2 31,9 46,5 21,6 16,7 56,9 26,4

Nguồn: Tổng hợp từ két quả điều tra Các kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ tốc độ tích tụ ruộng đất nông nghiệp để sản xuất hàng hóa có chiều hướng mạnh mẽ hơn. Những người còn ít đất nông nghiệp và không có khả năng đầu tư sản xuất nông nghiệp có xu hướng chuyển nhượng lại phần diện tích đất nông nghiệp của mình cho những hộ có khả năng đầu tư sản xuất. Vì vậy quá trình tích tụ ruộng đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Quá trình này có hai chiều hướng:

- Nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ đất đai chuộc lợi, hưởng địa tô chênh lệch do nhà nước đầu tư vào đất.

- Nếu nhà nước có chính sách kiểm soát, phân phối địa tô hợp lý sẽ kích thích người nông dân tích tụ đất đai, yên tâm đầu tư sản xuất, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.4.2. Tác động của quá trình công nghiệp hoá đến sử dụng đất nông nghiệp 3.4.2.1 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tích cực

Tính đến ngày cuối năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của huyện hiện có 8.592,57 ha, chiếm 61,95% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp toàn huyện là 693,6m2/người.

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì:

- Đất sản xuất nông nghiệp 7.583,24 ha chiếm 89,49% diện tích đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)