Các giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 156 - 162)

2- Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 96,52 45,40 51,

3.6.1. Các giải pháp về chính sách

3.6.1.1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách về đất đai

a) Chính sách bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất nông nghiệp

Cơ quan có chức năng quản lý đất đai của địa phương cần xây dựng chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp tại địa phương, đặc biệt là đất trồng lúa. Nguyên tắc này sẽ xuyên suốt trong mọi cơ chế, chính sách về đất đai tại các địa phương có quá trình CNH mạnh mẽ như huyện Quế Võ. Chính sách bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp phải đảm bảo mục tiêu:

- Hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị hoá. Nếu chuyển mục đích, phải tính tới chi phí cơ hội giữa đất trồng lúa, đất đồi gò và đất hoang hoá cho phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở quy mô lớn cần phải được UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép.

Như vậy UBND huyện Quế Võ cần rà soát lại tình hình quản lý và sử dụng quĩ đất nông nghiệp, đất thu hồi sử dụng cho các mục đích giải trí, đất giao cho các doanh nghiệp nhưng không sử dụng để hoang hóa… Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi đất hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của huyện.

b) Chính sách về giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, khung giá đất nông nghiệp và thị trường quyền sử dụng đất

Ở huyện Quế Võ cũng như các địa phương sản xuất nông nghiệp khác, thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản đã cơ bản gần hết. Do vậy trên cơ sở điều tra khảo sát về tình hình sử dụng đất nông nghiệp để có phương án giao đất cho người nông dân khi hết hạn sử dụng cho phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

UBND tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục hoàn thiện khung giá đất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc định giá đất. Mức giá khi Nhà nước thu hồi và BT cho người sử dụng đất có thể cao hơn từ 3- 10 lần so với giá đất nông nghiệp khác. Điều này sẽ hạn chế việc thu hồi đất trồng lúa sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần rà soát và loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc chuyển quyền sử dụng đất để nông dân thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất… tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh.

c) Chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi

Từ nghiên cứu trên có thể nhận thấy chúng ta không thể áp dụng một cơ chế, chính sách chung khi BT đối với đất đai và tài sản đã hình thành trên

đất bị thu hồi. Điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà quan trọng hơn, đó còn là vấn đề liên quan đến sự ổn định chính trị, xã hội - nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của huyện.

Về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra giải pháp như sau:

- Với đất đai bị thu hồi: Nhà nước thực hiện việc BT, HT cho nông dân theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm tạo được cơ sở kinh tế mới, đảm bảo vị thế làm chủ của họ.

- Với tài sản hình thành trên đất bị thu hồi: Chủ đầu tư dự án được nhận đất bị thu hồi có trách nhiệm thỏa thuận để trưng mua hoặc mua lại của người nông dân bị mất tài sản trên đất. Với những tài sản thuộc quyền sở hữu của người nông dân, chúng ta không được phép thu hồi bằng một quyết định hành chính.

- Địa phương nên hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp thu hồi đất bằng các quyết định hành chính, chỉ áp dụng việc thu hồi đất bằng các quyết định hành chính trong những trường hợp Nhà nước cần lấy đất cho những công trình, dự án phục vụ lợi ích công cộng và nguồn vốn đầu tư là từ ngân sách Nhà nước. Với những công trình, dự án khác do các chủ đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện với mục đích kinh doanh, Nhà nước chỉ hỗ trợ ban hành các quyết định thu hồi đất sau khi đã thỏa thuận xong việc BT với những người bị thu hồi đất.

Tóm lại chính sách đất đai cần tạo điều kiện để cơ chế thị trường vận hành, điều tiết việc sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao theo hướng kéo dài thời gian sử dụng đất, nới rộng mức hạn điền, chấm dứt tình trạng chênh lệch giá khi chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp sang các mục đích khác gây mất công bằng xã hội, tạo điều kiện tập trung hóa ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất.

3.6.1.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tam nông a) Chính sách với nông nghiệp

Trong điều kiện bị mất đất sản xuất, địa phương cần có chính sách khuyến khích người nông dân chú trọng đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

* Đối với tiểu vùng 1, 2:

- Tập trung thâm canh cao khoảng 2.450 ha lúa 2 vụ ổn định. Người nông dân nên tận dụng các loại hình sử dụng đất 3 vụ như: lúa xuân - lúa mùa - rau đông, lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông, lạc xuân - lúa mùa - rau đông, chuyên rau - màu. Trong định hướng sử dụng đất cần mở rộng diện tích đất 3 vụ.

- Diện tích chuyên sản xuất rau của tiểu vùng cần giữ vững khoảng 30 ha, tập trung chủ yếu là rau an toàn như su hào, bắp cải, cà chua, rau cải, đậu đỗ… Giữ vững khoảng 1.000 ha diện tích đất sản xuất khoai tây vụ đông chủ yếu ở chân vàn cao cấy 2 vụ lúa. Ngoài ra còn bố trí một số vùng sản xuất cây đậu tương đông để tăng vụ chân đất, bố trí chủ yếu là chân vàn không có khả năng trồng khoai tây hoặc các loại cây rau khác.

- Chuyển các vùng đất thấp, trũng ở các xã Bằng An, Quế Tân, Đại Xuân sang nuôi trồng thuỷ sản.

* Đối với tiểu vùng 3:

- Ổn định, thâm canh cao khoảng 2.000 ha lúa 2 vụ. Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, ngô, dâu tằm và một số rau màu trên đất bãi nhằm tăng sản phẩm hàng hoá. Tăng cường trồng cây cà rốt trên đất bãi và một phần trên đất 2 lúa của xã Đào Viên. Tập trung phát triển trâu, bò tại các xã ven đê có diện tích bãi đất rộng như: Hán Quảng, Chi Lăng, Cách Bi, Đào Viên.

- Chuyển các vùng đất thấp, trũng các xã Phù lương, Phù Lãng, Chi Lăng, Hán Quảng... sang nuôi trồng thủy sản.

b) Chính sách với nông dân

- Đối với nhóm nông dân có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng quản lý, thường là những nông dân sản xuất giỏi của huyện (khoảng 28.600 lao động) hiện nay đang có xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp, di dân đến những khu vực lân cận (thành phố Bắc Ninh, thành phố Hà Nội, các KCN trong tỉnh Bắc Ninh…) để tìm kiếm việc làm. Vì vậy cần có giải pháp để giữ họ lại quê hương. Chính sách trong tương lai phải HT cho nhóm nông dân này thuận lợi trong việc tích tụ đất đai, tích tụ vốn; phát triển kinh tế trang trại hoặc nông hộ lớn với quy mô ngày càng tăng tùy theo trình độ khoa học công nghệ và cơ giới hóa. Các giải pháp chính sách chính sẽ tập trung vào cho thuê đất đai, HT tín dụng, HT tiếp thu khoa học - công nghệ, bảo vệ sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, HT hoạt động đào tạo nghề để nông dân giỏi trở thành người sản xuất chuyên môn hóa cao. Có chính sách HT khi người nông dân tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất và liên kết giữa sản xuất với chế biến kinh doanh, tạo điều kiện để nông dân tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kết nối với thị trường, tiếp cận với dịch vụ HT sản xuất, liên tục thay đổi cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu của thị trường và từng bước đổi mới công nghệ.

- Đối với những nông dân tiếp tục ở lại sống trên địa bàn nông thôn nhưng từng bước chuyển sang hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (chuyển thành hộ doanh nghiệp, hộ làm dịch vụ...): Đây là nhóm nông dân nhạy bén với thị trường, có đầu óc kinh doanh, tập trung phần lớn ở tiểu vùng 1, 2 với khoảng 19.700 lao động. Chính sách trong tương lai đối với họ sẽ là quy hoạch lại địa bàn nông thôn, hình thành các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn tập trung. Việc tạo điều kiện về đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp tín dụng và vốn, sẽ đảm bảo cho nhóm cư dân này được tiếp cận với giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, giúp họ thuận tiện đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các ngành nghề phi nông

nghiệp. Có chính sách HT cho các hộ về công nghệ, đào tạo nghề, HT xúc tiến thương mại, bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời tổ chức các hiệp hội ngành nghề cần HT họ trong việc tiếp cận các thông tin thị trường, xóa bỏ mọi vướng mắc trong thủ tục thuê đất đai, đăng ký kinh doanh, có chính sách miễn giảm các loại thuế, phí để khuyến khích các hộ yên tâm đăng ký kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp và yên tâm mở rộng sản xuất.

- Đối với nhóm nông dân, trẻ, khỏe, có kiến thức, mạnh dạn tham gia vào thị trường lao động. Toàn huyện có khoảng 11.200 lao động thuộc nhóm này. Trong tương lai, họ sẽ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đô thị, các KCN tập trung, xuất khẩu lao động. Chính sách HT họ là tạo điều kiện để phát triển thị trường lao động một cách lành mạnh, dỡ bỏ hạn chế trong cư trú và di trú, đăng ký lao động, bảo hiểm lao động, đảm bảo để người lao động tham gia thuận lợi với chi phí thấp nhất vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ ở các khu vực đô thị và công nghiệp trong địa phương hoặc các vùng lân cận.

- Đối với nhóm hộ gồm những gia đình neo đơn, các gia đình thuộc diện chính sách gặp khó khăn, không có khả năng tự vươn lên cạnh tranh trong cơ chế thị trường, đang là đối tượng của nhóm chính sách xóa đói giảm nghèo hiện nay và vẫn là mục tiêu của nhóm chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội trong tương lai. (Trong huyện có khoảng 1300 hộ thuộc nhóm này) Cần tạo cơ hội để họ có điều kiện tiếp cận thuận lợi, tham gia dễ dàng vào các hoạt động sản xuất, tham gia thị trường, có sinh kế căn bản và được hưởng những phúc lợi xã hội căn bản. Mặt khác, trao cho họ quyền lựa chọn và được nhận trợ cấp để trực tiếp chi trả các dịch vụ xã hội cho các nhà cung cấp khác nhau thuộc nhiều thành phần kinh tế theo cơ chế cạnh tranh công bằng và minh bạch.

- Đối với các nhóm hộ có con, em trong tương lai là nguồn nhân lực lao động nông thôn trẻ: Cần có chính sách hình thành một lực lượng lao động có

học vấn, có kỹ năng, được đào tạo nghề và có điều kiện học lên các ngành nghề chuyên nghiệp, đáp ứng cho xã hội CNH tương lai. Lập quỹ cho vay vốn để gia đình và cộng đồng có điều kiện cho con em theo học nghề. Khuyến khích tư nhân tổ chức hoạt động đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tự tham gia đào tạo lực lượng lao động của mình. Cải tiến giáo dục đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông ở nông thôn, nhất là ở các vùng khó khăn.

c) Chính sách với nông thôn

Cần quan tâm đầu tư xây dựng quy hoạch nông thôn (khu dân cư và sản xuất) có kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ đời sống với chất lượng đảm bảo. Địa phương cần có chính sách huy động các thành phần kinh tế tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trọng tâm là đường nông thôn và hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp thoát nước... Đặc biệt là hệ thông cấp thoát nước trên địa bàn huyện và các khu dân cư. Vì đây là công trình được đánh giá chất lượng thấp nhất. Nhà nước đầu tư HT, giao quyền khuyến khích cộng đồng nông dân đóng góp và làm chủ quá trình xây dựng, quản lý, sử dụng các công trình phúc lợi nông thôn (hệ thống nước sinh hoạt, công trình văn hóa,…) và các công trình dân sinh (nhà ở, giếng nước, công trình vệ sinh,...).

Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất vào mục đích kinh doanh tại địa phương có sự HT cho khu vực nông thôn như xây dựng các khu du lịch giải trí (khu thể thao, vườn bách thảo, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vui chơi của trẻ em,...) và các công trình công cộng (trường học, mẫu giáo,….) về địa bàn nông thôn. Đi liền với các cụm công trình này cần xây dựng được hệ thống giao thông thuận tiện nối kết các khu vực dân cư, có hệ thống dịch vụ (ngân hàng, bệnh viện, siêu thị,...) tại nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 156 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)