Những thành tựu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Quá trình CNH trong thời kỳ đổi mới ở nước ta đã đem lại những biến đổi quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước, tạo đà cho công cuộc đổi mới tiếp tục đi vào chiều sâu và đẩy nhanh tốc độ CNH nền kinh tế. Do vậy, vào những năm 90, kết quả về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt mức cao hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Theo Tổng cục Thống kê tính chung cả giai đoạn 1991 - 2000, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,45% (Tổng cục Thống kê, 2001).

- Kết quả ấy, trước hết nhờ bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, xác định lại vị trí ưu tiên của các ngành sản xuất, tăng cường vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau (ngoài ngân sách nhà nước) cho nên cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch hợp lý hơn, khắc phục một bước tình trạng đơn điệu, mất cân đối, trái với quy luật phát triển chung của những nước tiến hành CNH từ xuất phát điểm thấp.

đối hợp lý. Công nghiệp nói chung phát triển theo hướng gia tăng tương đối tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, trong khi vẫn duy trì được một số ngành công nghiệp nặng có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế.

- Ba là, trong những năm tiến hành đổi mới, nhờ có chính sách đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, cho phép nước ta bắt đầu đầu tư theo chiều sâu đối với một số xí nghiệp, một số ngành và lĩnh vực nhất định, đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, giầy da…

- Bốn là, sản xuất công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục góp phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội đồng thời tạo tiền đề phát triển cho những năm sau.

Thời gian qua, CNH tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế giảm. Năm 1986, nông nghiệp chiếm 34,7%, công nghiệp chiếm 26,8% và dịch vụ chiếm 38,5% trong GDP; năm 2000 nông nghiệp giảm xuống chiếm 24,2%, công nghiệp tăng lên 36,9% và dịch vụ là 38,9% trong GDP (Tổng cục Thống kê, 2001); năm 2010 nông nghiệp giảm xuống chiếm 20,4%, công nghiệp tăng lên 40,2% và dịch vụ là 39,4% trong GDP (Tổng cục Thống kê, 2011). Như vậy, cơ cấu kinh tế mới đã hình thành và động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh xu hướng tích cực của các nước vốn có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong CNH. (hình 1.1)

34.7% 38.7% 38.7% 24.2% 20.7% 20.4% 26.8% 22.7% 36.9% 39% 39% 39% 40.8% 39% 40.2% 38% 0% 10% 20% 30% 40% 50%

Năm 1986 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Hình 1.1. Biểu đồ tỷ trọng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2010

CNH góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng tăng nhanh, năm 1991 là 2.087 triệu USD, năm 2000 là 14,308 triệu USD (Tổng cục Thống kê, 2001). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng năm cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngoại thương thực sự đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội. Sản xuất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và giành một phần tích lũy. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trong nền kinh tế được tăng cường. Những kết quả đạt được đã tạo ra thế và lực mới cho kinh tế Việt Nam với mục tiêu đẩy nhanh CNH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)