Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 84)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm vừa qua kinh tế huyện Quế Võ phát triển với nhịp độ khá cao, đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà

đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đến nay Quế Võ đã là huyện có công nghiệp phát triển. Với 3 KCN Quế Võ I, II, III và 2 cụm công nghiệp, tổng diện tích là 1.129,00 ha, Quế Võ đã và đang thu hút được nhiều dự án lớn của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đến đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Trong giai đoạn 2000- 2010 kinh tế huyện đã có bước tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội hoàn thành và đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 14,8%. Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng: 5,3%; CN - TTCN - XDCB tăng: 19,6 %; TM - DV tăng: 16,4%.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân trong những năm qua, trên cơ sở khai thác lợi thế về đất đai, lao động, khoa học, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành CN - XDCB và DV. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình CNH nông nghiệp, nông thôn hiện nay và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

Huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững và đạt được nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Năm 2010. tỷ trọng cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực: CN - TTCN - XDCB: 51,7%; TM - DV: 30,0%; Nông, lâm, ngư thủy sản: 18,3% (bảng 3.2). Thu nhập bình quân đầu người 13,2 triệu đồng, tương đương 700 USD/người/năm. Sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp, TM -DV đạt kết quả khá. Lĩnh vực đầu tư XDCB được tập trung chỉ đạo. Nếu như trước năm 2000, thu ngân sách trên địa bàn đạt

khoảng 11,552 tỷ đồng thì đến năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn đạt khá, với mức 73,430 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 54,232 tỷ đồng (không bao gồm thu tiền sử dụng đất).

Bảng 3.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị tính:% TT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2000 2005 2010 2000 - 2005 2000 - 2010

Cơ cấu kinh tế 100,00 100,00 100,00

1. Nông nghiệp 34,85 43,00 18,30 8,15 -16,55

2. Công nghiệp - xây dựng 48,34 34,20 51,70 -14,14 3,36 3. Thương mại - dịch vụ 16,81 22,80 30,00 5,99 13,19

Nguồn: Phòng thống kê huyện Quế Võ

So với năm 2000, tỷ trọng ngành CN - TTCN - XDCB đã tăng từ 48,34% lên 51,7%; ngành TM - DV cũng tăng từ 16,81% lên 30,0% còn ngành nông lâm, ngư thủy sản giảm từ 34,85% xuống còn 18,3 %.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Khu vực sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện, cở sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa cây, con giống mới năng suất cao thay thế cây con giống cũ, kém hiệu quả kinh tế. Các công trình phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hoá, đời sống vật chất tinh thần tầng lớp dân cư nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Song song những mặt tích cực thì ngành cũng còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế như: Quỹ đất có hạn, ruộng đất bình quân đầu người thấp, đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng sản xuất chuyên canh lớn, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và có chiều hướng bất lợi cho nông dân, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ hoặc

tiêu thụ với giá thành thấp không ổn định, nhưng trong giai đoạn 2000- 2010 ngành nông nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng khá.

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 đạt 297,73 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng lên 736,0 tỷ đồng (bảng 3.3)

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2000 Năm Năm 2005 Năm 2010 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 297,3 627,0 736,0 Trồng trọt Tỷ đồng 201,8 381,5 440,8 Chăn nuôi Tỷ đồng 82,5 220,8 264,8 Dịch vụ nông nghiệp Tỷ đồng 13,0 24,7 30,4

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Quế Võ

* Ngành trồng trọt

Huyện Quế Võ đã đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, mạnh dạn phát triển sản xuất lúa hàng hóa có giá trị kinh tế cao như tám xoan, nếp... Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh nên năng suất một số loại cây trồng được tăng lên, năng suất lúa bình quân tăng từ 53,40 tạ/ha năm 2000 lên 62,5 tạ/ha năm 2010, năng suất cây trồng khác như đậu tương, lạc, ngô cũng đạt cao, mặc dù diện tích canh tác giảm nhiều nhưng sản lượng lương thực cả năm 2010 vẫn đạt 92.030 tấn giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 73 triệu đồng.

* Ngành chăn nuôi

Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện phát triển mạnh, giá trị sản xuất bình quân tăng 12%/năm. Nhiều mô hình chăn nuôi có quy mô lớn được hình thành có áp dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về thức ăn, quy mô mở rộng đã đạt được hiệu quả kinh tế cao.

- Tổng đàn trâu giảm dần hàng năm do nhu cầu sức kéo giảm, hiệu quả thấp năm 2001 là 3533 con, năm 2010 còn 996 con.

- Tổng đàn bò từ năm 2001 là 11.759 con lên 18.092 con năm 2010. - Tổng đàn lợn năm 2010 là 65.238 con không tăng nhiều so với năm 2001. Do áp dụng phương thức chăn nuôi công nghiệp, rút ngắn thời gian nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng nhanh từ 5.360 tấn năm 2000 lên 13.123 tấn năm 2010, tăng 8.083 tấn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 82,5 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 264,8 tỷ đồng năm 2010.

* Ngành thủy sản

Trong những năm qua huyện Quế Võ đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển diện tích đồng trũng sang nuôi cá kết hợp trồng cây ăn quả đạt hiệu quả cao. Năm 2000 đã chuyển được 398 ha, đến năm 2010 chuyển được 1.005 ha từ đất có mặt nước chuyên dùng và đất chưa sử dụng, ruộng trũng cấy lúa bấp bênh, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 - 3 lần so với cấy lúa, sản lượng thu hoạch năm 2000 đạt 1.193 tấn, năm 2010 đạt 4.045 tấn. Giá trị ngành thủy sản đạt 13,0 tỷ đồng năm 2000, đến năm 2010 đạt 30,4 tỷ đồng, tăng 17,4 tỷ đồng.

* Ngành lâm nghiệp

UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với Chi cục kiểm lâm tỉnh thực hiện tốt dự án 661. Trong năm 2010 toàn huyện trồng được 172.800 cây phân tán hoàn thành kế hoạch của UBND huyện giao cho ngành lâm nghiệp. Hoàn thành chương trình trồng rừng, bảo vệ và chăm sóc tốt rừng đã trồng, thực hiện trồng cây phân tán năm 2010 trồng được 172.800 cây. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2010 ước đạt 2.743 triệu đồng.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào KCN tập trung, KCN liền kề và cụm công nghiệp của

huyện với tổng diện tích 1.129,0 ha với 191 dự án đầu tư trong đó:

- KCN tập trung với diện tích 979,17 ha với 112 dự án thu hút khoảng 4000 lao động trực tiếp, hàng năm đóng thuế cho nhà nước 50 tỷ đồng.

- KCN liền kề với diện tích 100 ha với 47 dự án thu hút khoảng 2000 lao động trực tiếp, hàng năm đóng thuế cho nhà nước 10 tỷ đồng.

- Cụm công nghiệp của huyện với diện tích 49,83 ha với 32 dự án thu hút khoảng 1500 lao động trực tiếp, hàng năm đóng thuế cho nhà nước 5 tỷ đồng.

Với vị trí địa lý là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, giao thông thuận tiện, sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện đang có sự chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện tăng từ 802 tỷ đồng năm 2000 lên 1.183,7 tỷ đồng năm 2010.

Sự tăng trưởng của ngành CN - TTCN của huyện tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng sự hình thành và phát triển của một số khu, cụm cơ sở sản xuất công nghiệp đã có tác động mạnh mẽ đến khả năng phát triển của các ngành và một số loại hình dịch vụ khác, làm cho cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng hướng, phát huy được hiệu quả và tạo tiền đề thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

c) Khu vực kinh tế dịch vụ

TM- DV đã từng bước phát triển đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục đời sống tiêu dùng. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng về chủng loại, có nguồn gốc, xuất xứ khác nhau, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên do biến động của thị trường trong những năm gần đây tăng đột biến ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2000 đạt 106,7 tỷ đồng và năm 2010 ước đạt 280 tỷ đồng. Số cơ sở cá thể kinh doanh dịch vụ, thương mại năm 2000 là 708 cơ sở đến năm 2010 là 4.394 cơ sở.

Công tác quản lý thị trường và chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng kém chất lượng được tăng cường, tổ chức tốt cho các đơn vị, các hộ đăng ký sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a) Dân số và sự phân bố dân cư

Theo kết quả thống kê đến cuối năm 2010, dân số của toàn huyện là 139.525 người, trong đó dân số nông thôn là 133.483 người (chiếm 95,66% tổng dân số toàn huyện), dân số thành thị là 6.042 người (chiếm 4,34% tổng dân số toàn huyện). Hiện nay dân cư của huyện phân bố không đều và có mật độ dân số cao (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Tình hình dân số huyện Quế Võ giai đoạn 2000 - 2010

Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2000 2005 2010

1. Tổng số dân Người 131.740 137.473 139.525

- Dân số thành thị Người 5.574 5.951 6.042

- Dân số nông thôn Người 126.166 131.522 133.483

2.Tỷ lệ sinh % 0,161 0,143 0,138

3 Tỷ lệ tử % 0,40 0,42 0,47

4 Tỷ lệ tăng dân số TN % 1,21 1,10 0,91

5 Mật độ dân số Người/km2 876 887 901

Nguồn: Phòng thống kê huyện Quế Võ b) Lao động, việc làm

Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, trong đó các ngành CN - TTCN, TM - DV chiếm tỷ lệ thấp. (hình 3.1).

19.96%

16.19%

63.85% Nông nghiệp

Công nghiệp

Thương mại, dịch vụ

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành năm 2010

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Quế Võ

Tuy nhiên số lao động được qua đào tạo nghề còa thấp, tình trạng lao động thiếu việc làm còn rất nhiều.

Thực tế cho thấy tỷ lệ dân số nông nghiệp vẫn chiếm phần chủ yếu. Trong thời gian tới cần giảm dân số cũng như lao động nông nghiệp tăng cường cho lực lượng lao động công nghiệp và dịch vụ.

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2010 tổng số lao động toàn huyện là 78.292 người chiếm 56,11% tổng số dân, trong đó lao động nông nghiệp là 49.991 người (chiếm 63,85% tổng số lao động), lao động phi nông nghiệp là 28.301 người (chiếm 36,14% tổng số lao động); mỗi năm lực lượng lao động tăng thêm khoảng 1.875 người. Huyện Quế Võ trong những năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở khu công nghiệp, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ... Công tác giải quyết việc làm cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

Bảng 3.5. Thực trạng lao động huyện Quế Võ giai đoạn 2000 - 2010 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2000 2005 2010 1. Tổng số dân 131.740 137.473 139.52 2. Tổng lao động 70.335 72.610 78.292

2.1 Lao động nông nghiệp 61.503 51.812 49.991

2.2 Lao động CN - XDCB 3.286 13.560 15.627

2.3 Lao động TM - DV 2.546 7.238 12.674

Nguồn: Phòng thống kê huyện Quế Võ c) Thu nhập

Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động. Đời sống nông thôn ngày càng được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm mạnh hiện còn 10,65 % năm 2010 toàn huyện có 16.000 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp thu nhập bình quân đầu người tăng từ 329,9 USD/năm 2000 lên 547,7USD/ năm 2006, và năm 2010 là 827 USD (giá cố định năm 1994) tương đương với giá hiện hành là 13,2 triệu đồng.

3.1.2.5. Thực trạng và xu thế phát triển các khu dân cư

Thị trấn Phố Mới là trung tâm hành chính kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện có tổng diện tích tự nhiên 216,49ha, dân số 6.042 người, mật độ

dân số 2.971 người/km2. Thị trấn ngày càng phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Đồng thời các hoạt động CN - TTCN, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế TM - DV, góp phần gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện. Đô thị phát triển là động lực thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong huyện phù hợp với tiến trình CNH nông nghiệp, nông thôn và làm tiền đề phát triển kinh tế, xã hội cho những năm tiếp theo của huyện.

3.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

Trong những năm qua trên địa bàn huyện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa, bưu chính viễn thông… đã được đầu tư với nguồn kinh phí lớn là động lực phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và quá trình giao lưu vận chuyển hàng hóa, nhu cầu vật chất, tinh thần của người dân trong huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)