Đánh giá thực trạng phát triển các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 94)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.1. Đánh giá thực trạng phát triển các ngành công nghiệp

3.3.1.1. Sự tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp

Từ năm 2000 trở về trước, Quế Võ là một huyện thuần nông với hơn 90% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Thu nhập của người dân khá thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao. Năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1224/QĐ- TTg ngày 19/12/2002 về việc thành lập KCN Quế Võ, đã mở ra một thời kì mới -

thời kì CNH trên địa bàn huyện Quế Võ, nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước. Công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ phát triển dựa trên nền tảng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

CNH được biểu hiện đầu tiên là làm thay đổi cơ cấu diện tích đất của huyện. Diện tích đất công nghiệp liên tục được mở rộng trong những năm qua. Nếu năm 2000 toàn huyện có 107,26 ha đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 0,69% tổng diện tích đất tự nhiên thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 1.696,39 ha, bằng 10,96% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích này nằm ven đường quốc lộ 18 như: Xã Phương Liễu, Phượng Mao và Việt Hùng, được chuyển đổi chủ yếu từ nguồn đất nông nghiệp của huyện. Quá trình CNH đã góp phần hình thành nên các KCN ở nhiều địa phương. Hiện tại trên địa bàn huyện Quế Võ có 3 KCN. Năm 2002 KCN Quế Võ I chính thức được thành lập với tổng diện tích 236,95 ha ở địa phận xã Phương Liễu, tính đến năm 2005 đã có 157 doanh nghiệp hoạt động trong đó thu hút được khoảng 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đem lại nguồn thu ngân sách không nhỏ cho nhà nước. Năm 2007 dự án mở rộng KCN Quế Võ được thực hiện, KCN Quế Võ II được xây dựng trên địa bàn xã Ngọc Xá và xã Đào Viên với tổng diện tích 517,34 ha và năm 2010 KCN Quế Võ III tiếp tục hình thành với tổng diện tích 480,7 ha thuộc địa bàn xã Quế Tân, xã Việt Hùng, xã Phù Lương. Hiên nay một số các giai đoạn xây dựng KCN vẫn đang thực hiện. Tính đến năm 2010, diện tích đất 3 KCN tập trung là 1.000,32 ha. Thực trạng trên chứng tỏ CNH ở huyện Quế Võ diễn ra khá mạnh (bảng 3.8)

Trong những năm gần đây cơ cấu ngành kinh tế huyện Quế Võ có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.9 cho thấy: tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 là 802,3 tỷ đồng đồng, năm 2010 tăng lên đạt 1.183,7 tỷ đồng, nâng tốc độ tăng bình quân qua các năm là 15,32%.

Bảng 3.8. Tình hình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Quế Võ

TT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Số lượng cấu% Số lượng cấu% Số lượng Cơ cấu % 1. Diện tích đất SX

kinh doanh phi NN ha 107,26 0,69 347,63 2,24 1.696,39 10,96

2. Diện tích đất KCN ha 236,95 1,53 1.129,00 7,29

3. Số lao động CN người 3.286 4,67 13.560 18,67 15.627 19,96

4. Số cơ sở, DN 1.346 1.574 2.146

Nguồn: Tổng hợp từ Ban quản lý các khu công nghiệp huyện và kết quả điều tra

Quá trình phát triển CNH ở huyện Quế Võ gắn liền với quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi diện tích này sang mục đích phát triển công nghiệp như: Xây nhà máy, công ty, mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng... đã làm diện tích, sản lượng lương thực, thực phẩm giảm đáng kể, kéo theo đó là tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản giảm. Với vị trí địa lý là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, giao thông thuận tiện, sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện đang có sự chuyển biến tích cực. Hàng loạt các dự án đầu tư phát triển KCN trên địa bàn huyện được triển khai cũng là nguyên nhân dẫn tới giá trị sản xuất CN - TTCN tăng lên nhanh chóng.

Sự phát triển của CN - TTCN và sự thay đổi về cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện cũng đã thúc đẩy ngành TM- DV nhanh chóng phát triển. Giá trị sản xuất ngành TM - DV tăng dần qua các năm, năm 2010 đạt 253 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân qua các năm đạt 17,78% (bảng 3.9)

Bảng 3.9. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ TT Chỉ tiêu GTSX công nghiệp (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000- 2005 2000- 2010 Tổng giá trị sản xuất 802.280 964.015 1.183.700 3,74 4,42 1. NN trung ương 153.100 2. NN địa phương 4.332 3. Ngoài nhà nước 28.564 107.201 226.100 30,28 25,84 4. Vốn đầu tư nước ngoài 769.384 856.814 804.500 2,18 0,50

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quế Võ

Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và ổn định của các ngành CN-TTCN, TM-DV, cơ cấu ngành kinh tế huyện cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong các ngành công nghiệp, thì ngành công nghiệp điện tử, tin học, xây dựng và vật liệu xây dựng chiếm tỷ trong cao (bảng 3.10)

Bảng 3.10. Tỷ trọng các ngành kinh tế công nghiệp giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị tính:%

TT Chỉ tiêu Năm

2000 2005 2010

Cơ cấu kinh tế công nghiệp trong nền kinh tế 28,3 34,2 51,7 1. Dệt – May 5,5 6,9 8,2 2. Da – Giày 6,9 4,8 6,1 3. Cơ khí chế tạo 0,3 1,2 3,8 4. Điện tử - Tin học 1,0 6,9 10,4 5. Chế biến gỗ 0,6 0,7 2,5 6. Chế biến thực phẩm 7,5 7,4 8,6

7. Xây dựng và vật liệu xây dựng 5,2 6,1 8,8

8. Các ngành khác 0,3 0,2 3,3

3.3.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động công nghiệp

Cùng với xu hướng phát triển công nghiệp, số doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng liên tục tăng. Năm 2010 tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện là 2.146 đơn vị, tăng 572 doanh nghiệp so với năm 2005 đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài huyện. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp huyện Quế Võ đã thu hút nhiều lao động và dân nhập cư từ những địa phương khác đến. Cơ cấu lao động công nghiệp liên tục tăng trong những năm qua, nếu năm 2005 tổng số lao động công nghiệp đạt 13.560 chiếm 18,67% thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 15.627 lao động, đưa cơ cấu lao động công nghiệp lên 19,96% trong tổng số lao động toàn huyện.

Các ngành công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí, điện tử tin học và sản xuất vật liệu xây dựng có nhiều đóng góp vào giải quyết việc làm. Lao động của 5 nhóm ngành này chiếm trên 75% lao động của toàn ngành công nghiệp. Những ngành có tỷ trọng lao động cao và có xu hướng gia tăng là công nghiệp da giày, dệt may, xây dựng và vật liệu xây dựng. Lao động ngành cơ khí chế tạo và điện tử tin học chiếm tỷ trọng thấp nhưng tăng lên khá nhanh (bảng 3.11)

Xét trên khía cạnh năng suất lao động, các ngành công nghiệp dệt may và da giày có năng suất lao động khá thấp, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp da - giày. Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất là công nghiệp cơ khí và điện tử, tin học.

Những kết quả trên đã chứng tỏ rằng CNH ở huyện Quế Võ trong thập niên đầu của thế kỉ XXI diễn ra nhanh, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của huyện, đưa một huyện thuần nông đang dần trở thành huyện công nghiệp phát triển. Đồng thời quá trình CNH cũng tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế của các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh những mặt tích cực mà CNH đem lại thì cũng có nhiều tác động tiêu cực mà chúng tôi sẽ dần làm rõ trong các nội dung tiếp theo.

Bảng 3.11. Cơ cấu lao động các ngành công nghiệp

Đơn vị tính %

STT Ngành Năm

2000 2005 2010

Toàn ngành công nghiệp 100,00 100,00 100,00

1. Dệt – May 11,36 14,80 19,23 2. Da – Giày 26,24 21,11 18,40 3. Cơ khí chế tạo 6,80 9,00 9,14 4. Điện tử - Tin học 1,58 6,51 8,97 5. Chế biến gỗ 7,10 13,10 11,41 6. Chế biến thực phẩm 17,60 12,02 13,97

7. Xây dựng và vật liệu xây dựng 22,01 16,51 13,78

8. Các ngành khác 7,31 6,95 5,10

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê huyện Quế Võ

Tóm lại, các ngành công nghiệp dệt - may, da - giày, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến gỗ có những đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, hình thành nên những ngành công nghiệp mà huyện có thế mạnh như cơ khí, điện tử tin học, xây dựng,… đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, đồng thời cũng là ngành có những đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Công nghiệp dệt - may và da - giày chiếm tỷ trọng lớn về lao động nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất thấp cho thấy những ngành này không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)