Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 59)

1.4.2.1. Thiếu đất sản xuất nông nghiệp cho nông dân và nguy cơ mất cân bằng an ninh lương thực

Trong quá trình CNH việc phát triển các KCN là một tất yếu khách quan nhưng điều này liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Việc thu hồi đất đai xây dựng các KCN đã làm sản xuất nông nghiệp thu hẹp lại, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân trở thành vấn đề bức xúc. Thực tế cho thấy, ở các vùng có KCN mở ra, con em người dân ở đây chỉ 15 - 20% được tiếp nhận. Còn lại sẽ lâm vào tình trạng thất nghiệp, tạo nên nhiều hiện tượng phức tạp ở nông thôn, trở thành một nguyên nhân gây mất ổn định ở nông thôn.

- Việc thu hồi đất nhưng sử dụng lãng phí do các qui hoạch "treo", thiếu tính khả thi, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được thu hồi và không còn khả năng canh tác hiện nay đang để hoang hóa, gây lãng phí.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 6/2010 cả nước đã có 267 KCN với diện tích 72.000 ha phân bố trên 57 tỉnh, thành phố trong cả nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Vụ Quản lý các Khu kinh tế, 2011) (hình 1.2)

ha 1 12 65 131 139 179 223 245 267 300 2360 11964 26986 29392 42986 57264 63720 72000 0 50 100 150 200 250 300 1990 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

Số lượng khu công nghiệp Diện tích (ha)

Hình 1.2. Biểu đồ số lượng và diện tích các khu công nghiệp trên toàn quốc (1990-2010)

Đáng nói, tỷ lệ lấp đầy các KCN mới chỉ đạt 46%, đồng nghĩa hơn 38.000 ha ruộng đất đang bỏ hoang. Ngoài KCN, cả nước còn 28.000 ha đất của 650 cụm công nghiệp, với diện tích đã cho thuê trên 12.000 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 44%. Trong khi đó, chỉ tiêu Quốc hội cho phép đến năm 2010 con số đất làm công nghiệp là 44.000 ha, nhưng các địa phương đã giao tới 93.000 ha, vượt 211,36%. Trong đó, 181 KCN đã đi vào hoạt động, chiếm trên 45.500 ha, 86 KCN đang trong giai đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN phân bố rộng khắp trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm như phía Nam chiếm gần 48% tổng số KCN, phía Bắc trên 20% và miền Trung xấp xỉ 10%. Chỉ tính riêng 12 KCN, khu chế xuất với tổng diện tích gần 2.000 ha được thành lập từ trước năm 1998 nhưng đến nay tỷ lệ lấp đầy vẫn chưa đạt 50%. Điển hình là các khu chế xuất Hải Phòng 96 (nay đổi tên thành KCN Đồ Sơn); KCN Đài Tư và Daewoo Hanel của Hà Nội... Trong khi đất KCN bị bỏ

hoang, phơi nắng, dầm mưa, thì người nông dân lại không có đất để sản xuất, thiếu việc làm. Điều đó tạo ra tâm lý ức chế, bất bình trong nhân dân, dễ dẫn đến các xung đột gây mất ổn định chính trị xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Vụ Quản lý các Khu kinh tế, 2011).

Như vậy, để phục vụ các KCN, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi, trong 5 năm từ năm 2001- 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lấy là gần 370 nghìn ha. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi được thu hồi đất nhiều nhất, trong đó những địa phương đứng đầu là: Tiền Giang (20,3 nghìn ha), Đồng Nai (19,7 nghìn ha), Bình Dương (16,6 nghìn ha), Hà Nội (7,7 nghìn ha), Vĩnh Phúc (5,5 nghìn ha)... Điều đó tác động tới đời sống khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân. Số liệu cho thấy, trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc. Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67% số nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc làm hoặc có việc nhưng không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập sụt giảm so với trước đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn. nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005).

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới, năm 2007 xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Dù vậy không có nghĩa là chúng ta không có nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực trong tương lai, nhất là thiếu lương thực cục bộ ở khu vực dân cư nghèo, khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dân số tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh, giá lương thực tăng cao... Mục tiêu hàng đầu của nước ta là giữ diện tích lúa ít nhất ở mức 3,8 triệu - 4 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 36 triệu tấn/năm như hiện nay thì an ninh lương thực của Việt Nam được bảo đảm. Tuy nhiên, sản lượng này cũng chỉ cung cấp cho dân số khoảng 100 triệu người, trong khi dân số của

Việt Nam dự báo sẽ vào khoảng 120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI. Bởi vậy, nếu không giữ được một diện tích trồng lúa ổn định thì nguy cơ mất cân đối an ninh lương thực trong nước là điều sẽ xảy ra.

1.4.2.2. Sinh kế hộ nông dân có nguy cơ kém bền vững

Sản xuất nông nghiệp ở các địa phương vẫn theo phương thức cũ, nhỏ lẻ, phân tán nên hiệu quả kinh tế thấp và có nguy cơ kém bền vững trước thiên tai dịch bệnh và biến động của thị trường. Diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh do quá trình phát triển các KCN, từ đó làm hạn chế cơ hội để nâng cao thu nhập từ ngành chính là trồng trọt, trong khi khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản và các ngành nghề phi nông nghiệp còn hạn chế. Các sản phẩm rau quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm có sức cạnh tranh thấp và khó bảo quản. Bởi vậy mặc dù đã có sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng tăng tỷ lệ thu nhập từ các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ thu nhập nông nghiệp song nguồn thu từ công nghiệp và dịch vụ không ổn định, còn nhiều bấp bênh so với trước đây (Bộ Lao động Thương binh xã hội - Viện Khoa học lao động xã hội, 2009).

Người nông dân bị thu hồi đất cho CNH hay đô thị hóa cũng rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi, trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có tiền (tiền BT do bị thu hồi đất) cũng khó tìm phương án nào hiệu quả để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh làm cho nó sinh sôi nảy nở. Nhiều hộ nông dân đang rơi vào cảnh thua thiệt trước vòng xoáy của các quy luật thị trường, nhất là ở những nơi hợp tác xã (HTX) không còn tồn tại, chính quyền cơ sở lại yếu kém. Bởi vậy, khoảng cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị càng lớn. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng số người tự do di cư ra thành thị kiếm việc làm đang tăng lên. Họ luôn trong tâm lí lo sợ rủi ro, bởi vậy, tư duy "ăn chắc, mặc bền" vẫn là phổ biến, có

tiền là xây nhà, xây cửa chắp vá, cơi nới một cách manh mún và rất tốn kém (Bộ Lao động Thương binh xã hội - Viện Khoa học lao động xã hội, 2009).

1.4.2.3. Môi trường bị ô nhiễm

Việc hình thành các KCN nhằm tạo điều kiện để các chủ doanh nghiệp đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, song thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã nhập dây chuyền công nghệ lạc hậu hàng chục năm. Điều này, không chỉ làm giảm sức cạnh tranh, mà còn khiến hoạt động sản xuất không ổn định, gây ô nhiễm môi trường.

Việc xử lý chất thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường đang làm đau đầu các nhà quản lý. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về môi trường KCN, khu chế xuất năm 2009, trong số 181 KCN đã được phép thành lập và hoạt động, hiện chỉ có 73 KCN đã xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, 20 KCN đang xây dựng, còn lại 88 KCN chưa có công trình xử lý nước thải. Ước tính, mỗi KCN thải khoảng từ 3.000 - 10.000m3 nước thải/ngày.đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải công nghiệp của các KCN trên cả nước lên khoảng 500.000- 700.000m3/ngày.đêm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).

Ngay cả ở những KCN đã có trạm xử lý nước thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là ở một số KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, ngành hoá chất… có mức dộ độc hại cao.

Ngoài ra, tại các KCN, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm khó kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân quanh vùng. Theo kết quả quan trắc, nồng độ

chất SO2, CO và NO2 gần KCN hoặc trong các KCN đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến khoáng sản… trong KCN, nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO2) trong không khí, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 5 lần (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).

Cùng với đó, người dân đang phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát triển các KCN ở địa phương, sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ KCN gây ra…

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong KCN, trong đó phải nói đến công tác quy hoạch các KCN còn nhiều điểm không hợp lý, như việc bố trí một số KCN gần đường giao thông, khoảng cách quá gần khu dân cư. Do đó, ô nhiễm trong KCN dễ dàng gây những ảnh hưởng không tốt tới môi trường xung quanh. Thêm vào đó là nhận thức về việc bảo vệ môi trường trong các KCN của các cấp chính quyền địa phương chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với việc phát triển bền vững. Các cơ quan Nhà nước ở địa phương và Trung ương chưa có chế tài và giám sát chặt chẽ việc xây dựng KCN theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong báo cáo khả thi, các hạng mục xử lý nước thải, chất thải và bảo vệ môi trường, trên thực tế không được triển khai. Mặt khác, chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thoả đáng từ phía Nhà nước, là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các hệ thống này (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).

Chất thải công nghiệp cũng là mối nguy cơ đe dọa tới cuộc sống của một số địa phương có KCN đóng trên địa bàn. Chất thải công nghiệp chưa được xử lý kỹ càng, sẽ gây ô nhiễm trầm trọng tới nguồn nước, không

khí, tiếng ồn…. Vấn đề này đã có khá nhiều địa phương phải trả giá; đời sống người dân thật sự bị đe dọa. Nếu chúng ta không đánh giá đúng và không đưa ra những giải pháp hữu hiệu, tổ chức tốt việc phòng chống ô nhiễm thực tại này sẽ gây những tác hại khôn lường.

1.4.2.4. Xã hội nông thôn nảy sinh nhiều bất cập

Năng lực của hệ thống chính trị cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Mức hưởng thụ của người nông dân còn thấp, khoảng cách thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Giá cả leo thang đang là những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nông dân.

Do thúc đẩy tăng trưởng nhanh các KCN nhưng chưa quan tâm giải quyết đúng mức ngay từ đầu những yếu tố hạ tầng xã hội hỗ trợ thiết yếu như: Giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao,... dẫn đến tình trạng đời sống văn hóa tinh thần của những cộng đồng dân cư mới và công nhân ở trọ xung quanh các KCN thực sự bức xúc, đôi khi trở thành nơi sản sinh ra các loại tệ nạn xã hội.

Nhìn chung việc tổ chức triển khai xây dựng các dự án đều theo đúng trình tự, đúng qui định của Chính phủ về BT, HT và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, hiện nay do giá cả thị trường bất động sản luôn biến động, cùng với sự lôi kéo kích động của các phần tử xấu nên việc khiếu kiện đông người vượt cấp kéo dài, nội dung chủ yếu là đòi nâng giá BT, nâng cấp loại đất BT, giảm giá đất tái định cư… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (Võ Văn Đức và Đinh Ngọc Quang, 2011). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự tập trung cao của lao động tại các KCN đang khiến cho vấn đề xã hội ngày càng trở thành áp lực đối với chính quyền địa phương và người dân quanh

KCN. Đó là tình trạng thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn, giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng và đáng lo ngại nhất vẫn là nảy sinh tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 59)