Bảng 3.15 cho thấy: Có 13 trường hợp sốt sau mổ, chiếm 9,4%, phần lớn T0 ≤ 380c. Sốt thường tự hết sau mổ 1-2 ngày, không có sự khác biệt giữa
2 nhóm, điều này được lý giải do đã loại bỏ được căn nguyên (túi mật viêm)
và tác dụng của kháng sinh.
Phần lớn BN chỉ đau ít và vừa sau mổ 123 BN (89,1%), 15 BN (10,9%)
đau nhiều sau mổ: nhóm mổ trước 72g: 4,9%, nhóm mổ sau 72g: 27%, khác biệt có ý nghĩa (p= 0,006).
95 BN (68,8%) trung tiện sớm trong vòng 24g, 35 BN (25,4%) từ 24 - 48g. 8 BN(5,8%) trung tiện sau 72g. Thời gian hậu phẫu từ 24 - 48g có 95 BN
(68,8%). 12 BN phải nằm theo dõi ở hậu phẫu > 72g do trong mổ có tai biến hoặc bệnh kết hợp tăng lên. Thời gian trung tiện và hậu phẫu ở nhóm mổ trước 72g ngắn hơn nhóm mổ sau 72 giờ, khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001).
Đa số BN sau mổ (86,2%) chỉ cần dùng 2 kháng sinh, 19 BN (13,8%)
phải tăng cường 3 kháng sinh (nhóm mổ sau 72 giờ:32,4%,trước 72 giờ:7%). Nghiên cứu cho thấy các BN mổ sau 72 giờ, tổn thương TM viêm mủ, hoại tử hoặc chuyển mổ mở thường phải dùng tăng cường 3 kháng sinh (p = 0,003).
4.8.4. Dẫn lưu
Tỷ lệ đặt dẫn lưu của CTMNS trong VTMC thường cao hơn so với mổ mở [13], [28], [51], [53], [85]. Túi mật viêm dính, quá trình phẫu thuật phải bóc tách nhiều nên sự phù nề xuất tiết dịch sau mổ là không tránh khỏi. Việc đặt dẫn lưu sau mổ là thực sự cần thiết, nhằm tránh ứ đọng dịch tiết sau mổ
(nguy cơ tạo thành ổ áp xe tồn dư) và theo dõi biến chứng chảy máu, rò mật sau mổ. Nghiên cứu của Hoàng Mạnh An [1] tỷ lệ đặt dẫn lưu dưới gan là 75,4%, 23,1% có kết hợp với dẫn lưu Douglas, thời gian dẫn lưu dưới gan trung bình 2,48 ± 0,61 ngày (ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 4 ngày), tác giả còn nêu rõ thời gian đặt dẫn lưu dưới gan kết hợp dẫn lưu Douglas đối với những trường hợp thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc, có biến chứng trung bình là 6,13 ± 2,85 ngày (ngắn nhất 4 ngày, dài nhất 14 ngày, chỉ có 1BN không đặt dẫn lưu). Theo Nguyễn Tấn Cường [7] tỷ lệ này là 68%. Tỷ lệ đặt dẫn lưu
dưới gan của Phạm Văn Năng [26] là 11.9%. Bùi Văn Chinh [4] ghi nhận tỷ lệ đặt dẫn lưu sau mổ là 50,6% ở nhóm BN mổ trước 48 giờ và 69,4% ở nhóm mổ sau 48 giờ. Vũ Bích Hạnh [15] ghi nhận có 56,6% BN phải đặt dẫn lưu dưới gan (nhóm mổ trước 72 giờ: 44,4%, nhóm mổ sau 72 giờ: 66,6%). Constantinos [58] theo dõi 315 bệnh nhân VTMC, trong đó 112 BN viêm túi mật mủ, cho thấy tỷ lệ dẫn lưu dưới gan là 100% ở các BN viêm túi mật mủ.
Chúng tôi đặt dẫn lưu dưới gan cho 62 BN (44,9%): 37 BN (36,6%) mổ trước 72g và 25 BN (67,6%) BN mổ sau 72g. Dẫn lưu dưới gan kết hợp Douglas 19 trường hợp (13,8%): 7 BN (7%) mổ trước 72g, 12 BN(32,4%) mổ sau 72g. Tỷ lệ đặt dẫn lưu ở nhóm mổ sau 72g cao hơn nhóm mổ trước 72g, khác biệt có ý nghĩa (p=0,002)(bảng 3.16). Lượng dịch dẫn lưu ≥100ml/ngày và thời gian rút dẫn lưu sau 48g phần lớn rơi vào nhóm mổ sau 72g: 27%, nhóm mổ trước 72 giờ: 4%, khác biệt có ý nghĩa (p = 0,002). Điều này được lý giải bởi những BN mổ sau 72g, TM thường viêm dính nhiều, phẫu tích khó, thời gian mổ dài do vậy dịch xuất tiết sau mổ thường nhiều. Nghiên cứu của Đỗ Trọng Hải [12] có 20,9% BN đặt dẫn lưu và được rút trong vòng 24- 48 giờ, thấp hơn của chúng tôi.
4.8.5. Biến chứng sớm sau mổ và phương pháp xử trí
Biến chứng sớm sau mổ CTMNS có thể gặp là: rò mật, chảy máu, đọng dịch dưới gan, nhiễm khuẩn lỗ trocar... Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ của chúng tôi là 7,2%, nhóm mổ sau 72g: 10,8%, nhóm mổ trước 72g: 6%, khác biệt không có ý nghĩa (p = 0,06), tất cả BN được phát hiện và xử trí sớm
(bảng3.17 và 3.18). Tỷ lệ biến chứng chung của một số tác giả như sau: Đỗ Kim Sơn [31]: 4,1%, Nguyễn Cường Thịnh [34]: 5,52%, Văn Tần [32]: 3,0%. Rò mật sau mổ là một biến chứng nặng và thường phải mổ lại, nguyên nhân do tụt clip hoặc hoại tử mỏm cắt ống túi mật, tổn thương đường mật chính, bỏ
sót ống mật phụ cắt phải trong mổ (dị dạng không biết trước) và tổn thương vi quản mật ở giường túi mật (có thể do bóc tách).
Chúng tôi gặp 1 trường hợp rò mật sau mổ (0,7%) do tổn ống mật chủ, khả năng do đốt điện cầm máu gây ra. BN mổ lại vào ngày thứ 6, sau mổ diễn biến tốt, ra viện vào ngày thứ 10. Tỷ lệ rò mật của chúng tôi thấp là do đã có những kinh nghiệm nhất định, đồng thời nguy cơ và hậu quả của tổn thương đường mật luôn được cảnh báo nên các PTV luôn thận trọng và trong trường hợp quá khó khăn thường chủ động chuyển mổ mở. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu gần đây của một số tác giả như Phan Khánh Việt [42], Nguyễn Tấn Đạt [9], Vũ Bích Hạnh [15] không thấy nhắc đến biến chứng này. Tuy nhiên vẫn có những thông báo gặp biến chứng rò mật: Hoàng Mạnh An [1]: 4,6%, Nguyễn Văn Hải [14]: 3,03%.
Trong nghiên cứu không gặp trường hợp nào chảy máu trong sau mổ, có 2 BN chảy máu lỗ trocar, chỉ cần khâu ép tại chỗ. Các nghiên cứu của Phan Khánh Việt [42], Nguyễn Tấn Đạt [9] và Vũ Bích Hạnh [15] cũng cho kết quả tương tự. Hoàng Mạnh An [1] gặp 3 BN (4,6 %) chảy máu sau mổ, Nguyễn Cường Thịnh [34] gặp 1 BN (0,96%) chảy máu đường mật sau mổ. Nguyễn Văn Hải [14] gặp 1 BN (1,4%) chảy máu giường TM.
Trong nghiên cứu có 3 trường hợp (2,2%) phát hiện ổ đọng dịch dưới gan, tất cả đều được chọc hút sớm dưới hướng dẫn của siêu âm không cần dẫn lưu hoặc mổ lại. Vũ Bích Hạnh [15] gặp 3 BN (5%), Nguyễn Văn Hải [14] gặp 2 BN (3,0%) tụ dịch dưới gan, Phan Khánh Việt [42] có 2 BN (0,9%) tụ dịch ổ bụng, Hoàng Mạnh An [1] ghi nhận 4 BN (6,2%) áp xe dưới hoành. Kết quả của chúng tôi không có sự khác biệt với các nghiên cứu trước.
4 bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 2,9%, xử trí tại chỗ bằng tách vết mổ, thay băng hàng ngày, vết mổ dần ổn định. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của Vũ Bích Hạnh [15] 6,6%, Phan Khánh Việt [42] 1,3%, Hoàng Mạnh An
[1]16,9%. Nguyên nhân do bỏng lỗ trocar, hoặc TM chạm trực tiếp vào vết mổ lúc kéo ra khỏi ổ bụng trong trường hợp hoại tử, viêm mủ, thủng rách. Những biến chứng khác như: viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, viêm tụy cấp do sỏi kẹt ở bóng Vater... Chúng tôi không gặp trong nghiên cứu này.