+ Viêm túi mật cấp do sỏi
Chiếm 85-90% tổng số VTMC [13], [29], [107]. BN đau hạ sườn phải hoặc thượng vị trên 6 giờ, sốt, phản ứng thành bụng hạ sườn phải, số lượng bạch cầu cao, siêu âm túi mật to, thành dày ≥ 0,4cm, dịch quanh túi mật, dấu hiệu Sono-Murphy (+), sỏi kẹt cổ hoặc trong túi mật.
+ Viêm túi mật cấp không do sỏi
Chiếm 10-15%, thường gặp ở người hệ miễn dịch suy giảm (già yếu, suy nhược, có thai, chấn thương, bỏng),biểu hiện lâm sàng và siêu âm giống VTMC do sỏi, nhưng không phát hiện sỏi túi mật. Chẩn đoán thường chậm, nhất là trong các trường hợp có bệnh kết hợp. Bệnh thường diễn biến cấp tính và nặng, nguy cơ hoại tử và thủng TM cao. Các vi khuẩn thường gặp là:
E.Coli, Thương hàn, Lỵ... [40], [44], [51] .
- Thể lâm sàng theo giai đoạn tổn thương giải phẫu bệnh + Viêm túi mật cấp phù nề, xuất tiết
Thành TM viêm xung huyết phù nề lan tỏa, đau liên tục, phản ứng thành bụng vùng hạ sườn phải, sốt, bạch cầu tăng, điểm túi mật đau [16], [17].
+ Viêm túi mật cấp mủ
Túi mật căng to, thành viêm dày, có những ổ áp xe vi thể ở thành TM, dịch mật bẩn đục, hoặc mủ trong túi mật, viêm dính nhiều [21], [22].
+ Viêm túi mật cấp hoại tử
Thành túi mật bị hoại tử, siêu âm thành túi mật dày, không đều, có ổ áp
xe nhỏ hoặc hơi ở trong. Có dịch quanh túi mật, khoang Morisson hoặc ổ bụng [22], [108]. VTM hoại tử sẽ nhanh chóng dẫn tới thủng túi mật, tiên lượng nặng [6], [28], [48], [58].
+ Viêm túi mật cấp sinh hơi
Gây ra bởi các vi khuẩn sinh khí Clostridium welchii, E.coli (15%),
động mạch nhỏ, thường thấy ở những BN tiểu đường. Trên bệnh cảnh của một VTMC, siêu âm thấy có hơi trong túi mật, thành túi mật, phim chụp bụng không chuẩn bị... [22], [38].
VTMC sinh hơi thường báo hiệu hoại tử, thủng... Giuseppe, Stefan [67] theo dõi 20 BN VTM sinh hơi cho thấy: có 7 trường hợp bị thủng túi mật, 9 trường hợp áp xe túi mật và 3 trường hợp viêm phúc mạc mật. Tiên lượng rất nặng, tỉ lệ tử vong tới 15%.
+ Viêm túi mật cấp có biểu hiện vàng da
Không gặp thường xuyên, song cần chú ý để loại trừ bệnh lý nội khoa: viêm gan, viêm đường mật, tan máu tự miễn... và tìm nguyên nhân gây tắc mật cơ học: sỏi đường mật, chít hẹp cơ Oddi, hội chứng Mirizzi… [21], [38].