- Xét nghiệm máu:
+ Số lượng bạch cầu: chia thành 3 nhóm bao gồm < 10.000G/l, ≥ 10.000 G/l và > 15.000 G/l. Tỉ lệ bạch cầu trung tính: ≥ 70% và < 70%.
+ Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, nhóm máu(ABO).
+ Ure máu: chia 2 nhóm: ≤ 8,3 mmol/l và > 8,3 mmol/l.
+ Creatinin máu: chia 2 nhóm: ≤ 110 mmol/l và > 110 mmol/l. + Đường máu: chia 2 nhóm: ≤ 7 mmol/l và > 7 mmol/l.
+ Bilirubin máu: chia 2 nhóm: ≤ 17 Mmol/l và > 17 Mmol/l. + SGOT và SGPT: chia 2 nhóm: ≤ 40 UI/l và >40 UI/l.
+ Tỉ lệ Prothrombin, thời gian máu đông, máu chảy, số lượng tiểu cầu. - Điện tim: chia thành 2 nhóm bình thường và bất thường Æ gửi khám chuyên khoa trước mổ khi có bất thương trên điện tim.
- X-quang: phổi, bụng, CT Scanner ổ bụng, MRI ổ bụng nếu cần... - Siêu âm ổ bụng:
+ Kích thước túi mật:
+ Độ dày thành túi mật: được chia thành 3 độ
· Độ 1: thành dày ≥ 4mm-5 mm.
· Độ 2: thành dày > 5mm-8 mm.
· Độ 3: thành dày > 8 mm.
+ Hình dạng và các bất thường của túi mật.
+ Tình trạng túi mật: có sỏi, không có sỏi, sỏi bùn, polyp, dịch mật trong, đục, dịch quanh túi mật.
+ Tình trạng đường mật trong và ngoài gan: bình thường, giãn hay không giãn, có sỏi đường mật?
+ Các hình ảnh khác trong ổ bụng: gan, lách, các bất thường và tổn thương kèm theo…
- Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện. - Phân loại bệnh nhân:
Phân loại BN theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ (American Society of Anesthesiologist) (ASA).
+ ASA 1: Những người có sức khỏe bình thường.
+ ASA 2: BN có một số bệnh toàn thân nhẹ: Đái tháo đường nhẹ, cao huyết áp kiểm soát được, thiếu máu nhẹ, viêm phế quản mạn tính, béo phì...
+ ASA 3: BN có bệnh toàn thân nặng ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt: Đau thắt ngực, COPD, nhồi máu cơ tim cũ...
+ ASA 4: BN có những bệnh lý thường xuyên đe dọa tính mạng: Suy tim nặng, suy thận nặng, xơ gan mất bù...
+ ASA 5: BN không có hy vọng sống quá 24 giờ: Vỡ phình ĐM chủ, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, hôn mê do tai biến mạch máu não...
BN ASA 4 và ASA 5 không có chỉ định PTNS, ASA 3 có thể phẫu thuật sau khi điều trị ổn định hoặc đã kiểm soát được các bệnh kết hợp đang mắc.
2.5. Chỉ định cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp
2.5.1. Chỉ định
Chỉ định cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp trong nghiên cứu thực hiện theo Hướng dẫn của Hội nghị Tokyo (2007) [120].
- Chỉđịnh cắt túi mật nội soi theo Hướng dẫn Tokyo (2007):
+ VTMC mức độ nhẹ (độ 1): CTMNS sớm được ưu tiên lựa chọn do cắt túi mật nội soi có thể thực hiện thành công ở hầu hết các trường hợp.
+ VTMC mức độ trung bình (độ 2):
• CTMNS sớm khi BN đến trước 72 giờ từ khi khởi phát.
• Trường hợp tình trạng viêm tại chỗ của TM nặng hơn (đánh giá theo các yếu tố: khởi phát > 72 giờ, thành túi mật dày > 8mm, số lượng bạch cầu > 18 G/l), tiếp tục điều trị nội khoa và dẫn lưu túi mật sớm (qua da hay phẫu
thuật) được ưu tiên lựa chọn, CTMNS trì hoãn được chỉ định sau khi viêm túi mật tạm ổn định.
+ VTMC mức độ nặng (độ 3):luôn cần được theo dõi chặt chẽ vì BN có những rối loạn chức năng các cơ quan
• Điều trị kháng sinh, chọc hút dẫn lưu túi mật • Cắt túi mật sau 1-3 tháng khi bệnh nhân ổn định.
- Phân loại mức độ viêm của túi mật theo Hội nghị Tokyo (2007)
+ Mức độ nhẹ (mức độ 1): Viêm túi mật cấp nhẹ, chỉ có phản ứng viêm tại chỗ, không có rối loạn chức năng các cơ quan.
+ Mức độ trung bình (mức độ 2): Viêm túi mật cấp có một hoặc nhiều dấu hiệu sau: Bạch cầu > 18 G/l, sờ thấy mass ở hạ sườn phải, thời gian mắc bệnh > 72 giờ, xuất hiện các tổn thương: viêm phúc mạc mật, áp xe túi mật, áp xe gan, túi mật hoại tử, hoại thư túi mật.
+ Mức độ nặng (mức độ 3): Viêm túi mật cấp phối hợp một hoặc nhiều các tiêu chuẩn sau:
• Rối loạn chức năng tim mạch (tụt huyết áp phải điều trị bằng Dopamine) • Rối loạn chức năng thần kinh.
• Rối loạn chức năng hô hấp. • Rối loạn chức năng gan, thận.
• Rối loạn huyết học (tiểu cầu giảm dưới 100.000/ ml).