Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật 32 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi (Trang 50 - 52)

1.3.5.1. Tai biến trong mổ

- Chảy máu

Do tổn thương ĐM túi mật và nhánh tĩnh mạch trên gan ở hạ phân thuỳ V hoặc những mạch nhỏ từ gan đi tới “giường” túi mật. Xử trí: đốt điện, đắp

Spongel, hoặc khâu. Tác giả Trần Bình Giang [11] khuyến cáo: Nếu nhận thấy cầm máu qua nội soi không đảm bảo, hoặc lượng máu mất trên 100-200ml nên chuyển sang mổ mở.

- Tổn thương đường mật chính

Tổn thương đường mật chính là biến chứng nặng đáng sợ nhất của CTMNS, tỷ lệ gặp khoảng 0,2%. Tổn thương này hay xảy ra với những PTV ít kinh nghiệm. Nghiên cứu của Đỗ Kim Sơn cho thấy trong 13 trường hợp đầu tiên của PTV thì tỷ lệ này là 2,2% và giảm xuống 0,1% sau đó [31].

- Tổn thương tạng trong ổ bụng

Phẫu thuật nội soi có thể làm tổn thương gan, tá tràng, đại tràng ... nếu được phát hiện và xử lý ngay trong mổ thì không quá phức tạp, nếu không hậu quả sẽ rất nặng nề.

- Thủng túi mật và rơi sỏi trong ổ bụng

Đây không phải là tai biến nặng, chỗ thủng có thể kẹp bằng Clip hay khâu lại và tiếp tục cuộc mổ. Sỏi rơi ra cần gắp ra hết, tránh để sót vì có thể tạo thành ổ áp xe trong phúc mạc hay làm thủng vào một tổ chức lân cận.

1.3.5.2. Biến chứng sau mổ

- Chảy máu sau mổ: Tỷ lệ gặp từ 0,08 đến 0,3% [110], [109]. Chảy máu có thể từ ”giường”túi mật, lỗ trocar hoặc các mạch lớn khác, biểu hiện bằng hội chứng chảy máu trong và hầu hết đều phải mổ lại để xử lý.

- Rò mật sau mổ: Tỷ lệ gặp từ 0,2-1,5% [8], [35], [78], [87]. Nguyên nhân gây rò có thể do tụt Clip hay hoại tử đầu ống túi mật còn lại, tổn thương đường mật chính hoặc đường mật phụ bất thường.

- Đọng dịch ổ bụng: Thường do lau ổ bụng không sạch, dịch mật và dịch rửa ổ bụng đọng dưới gan, hoặc dịch xuất tiết không được hấp thu hết, cũng có thể do rò từ những vi quản mật ở “giường” TM. Điều trị kháng sinh hoặc kết hợp chọc hút dịch dưới siêu âm, rất ít khi phải mổ lại [19], [23], [86].

- Nhiễm khuẩn lỗ trocar: Biểu hiện tại chỗ lỗ trocar sưng, nóng, đỏ, đau,

chảy dịch bẩn hoặc mủ. Xử trí bằng cắt chỉ, tách vết mổ, thay băng.

- Tắc mật sau mổdo chít hẹp đường mật, thường chia làm 2 loại:

+ Tắc mật sớm sau mổ: do kẹp Clip hay cắt, thắt vào đường mật chính, chẩn đoán qua nội soi chụp mật ngược dòng, cần mổ sớm để xử trí, phương pháp xử trí phụ thuộc vào hình thái tổn thương [8], [35], [50].

+ Tắc mật muộn: đường mật bị chít hẹp một phần do kẹp Clip hay khâu phải một phần ống mật chủ, sẹo xơ sau bỏng do đốt điện, sỏi rơi xuống đường mật. Điều trị bằng đặt stent hoặc nối mật ruột [8], [50].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)