- Tai biến: Chảy máu, thủng túi mật, tổn thương đường mật. - Xử lý:
+ Cầm máu bằng đốt điện, khâu, buộc ống túi mật bằng chỉ. + Khâu phục hồi đường mật, đặt Kehr.
+ Dẫn lưu: có hoặc không dẫn lưu, vị trí dẫn lưu.
- Đánh giá chung diễn biến cuộc mổ: khó khăn, thuận lợi.
- Đánh giá độ khó của phẫu thuật theo thang điểm P. Schrenck:
+ Tình trạng thương tổn của túi mật: Thành dày >5mm, sỏi kẹt cổ túi mật, túi mật ứ nước, dịch quanh túi mật.
+ Tiền sử: vết mổ cũ tầng trên ổ bụng, cơn đau quặn gan trên 3 tuần.
+ Lâm sàng: Ấn đau hạ sườn (P), có phản ứng hạ sườn (P).
* Các độ khó của phẫu thuật theo P. Schrenck:
-Dễ : 0-2 dấu hiệu. -Khó : 3-5 dấu hiệu. -Rất khó: 6-7 dấu hiệu.
- Thời gian phẫu thuật: tính bằng phút. + Chảy máu
Nguyên nhân chủ yếu là do làm tổn thương động mạch túi mật. Vị trí chảy máu thứ hai hay gặp là ở”giường”túi mật do quá trình phẫu tích làm tổn thương nhánh tĩnh mạch trên gan ở hạ phân thuỳ V hoặc những mạch máu nhỏ từ gan đi tới. Xử trí bằng đốt điện, đắp Spongel, hoặc khâu mũi chữ X hay U bằng chỉ Vicryl 3/0 hay Prolene 3/0. Khi tiên lượng khả năng cầm máu qua nội soi không đảm bảo an toàn, hoặc lượng máu mất trên 200 ml thì chuyển sang mổ mở để cầm máu, đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật.
+Thủng túi mật, dịch mật và sỏi rơi vào trong ổ bụng
Tai biến này cũng hay gặp khi phẫu tích TM đang trong tình trạng viêm cấp. Đây không phải là tai biến nặng nề, chỗ thủng có thể kẹp bằng Clip hay khâu lại, dịch mật chảy ra và sỏi sẽ được lấy hết, rửa sạch, tránh tạo thành ổ áp xe trong phúc mạc hay tổn thương vào một tổ chức lân cận. Thủng có thể gặp khi cố gắng kéo TM ra khỏi ổ bụng (khi TM còn căng hoặc sỏi quá to).
+ Tổn thương tạng trong ổ bụng
Các tạng: gan, tá tràng, ruột non, đại tràng, nếu bị tổn thương sẽ xử lý ngay trong mổ (qua nội soi hoặc mổ mở), tránh để xảy ra các biến chứng chảy máu, viêm phúc mạc sau mổ.
+Tổn thương đường mật
Các tổn thương đường mật bao gồm tổn thương ống mật chủ, ống gan. Nguyên nhân do tổn thương viêm cấp phù nề dày dính làm việc xác định các thành phần giải phẫu khó khăn, chảy máu nhiều làm mờ phẫu trường, các bất thường giải phẫu của đường mật mà phổ biến nhất là nhận định nhầm ống mật chủ, ống gan là ống cổ túi mật. Đây là biến chứng nặng đáng sợ nhất của CTMNS, đặc biệt trong VTMC nguy cơ này luôn ở mức cao.
Trong nghiên cứu sử dụng cách phân loại tổn thương đường mật của Schol để đánh giá và lựa chọn phương thức xử trí phù hợp.
Bảng 2.1. Phân loại tổn thương đường mật theo Schol
Phân loại Xử trí
Loại I Vết thương bên Nội soi, khâu trên kehr Loại II Hẹp đường mật do cặp clip Nội soi, khâu trên kehr
Loại IIIa Cắt ngang ống mật chủ Kehr Nội soi hoặc mổ mở nối ống mật chủ trên
Loại IIIb Mất đoạn ống mật chủ. Mổ mở nối ống mật chủ hỗng tràng Loại IV Tổn thương ống gan. Mổ mở nối ống gan phải hỗng tràng