Các nghiên cứu trên thế giới 29 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi (Trang 47 - 49)

Dubois (1996) [61] thống kê 2623 trường hợp đã nhận xét: Phẫu thuật CTMNS có thể tiến hành ở hầu hết các BN có chỉ định cắt túi mật, ngay cả khi có nguy cơ cao hoặc những trường hợp VTM có biến chứng. Benoit Navez (2001) [91] nghiên cứu 609 trường hợp CTMNS điều trị VTMC, cho thấy tỷ lệ biến chứng 15%, tử vong 0,66%, tác giả kết luận: CTMNS là phẫu thuật an toàn đối với VTMC, đồng thời ông cũng khuyến cáo nên mổ sớm trong vòng 4 ngày kể từ khi có triệu chứng. Oktar (2004) [95] nghiên cứu 1158 trường hợp CTMNS, trong đó có 162 bệnh nhân VTMC, 996 bệnh nhân VTM mạn, cho thấy: tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ chuyển mổ mở của hai nhóm là không khác nhau. Sự biến đổi giải phẫu, viêm dính của tam giác Calot do viêm là 2 nguyên nhân chính phải chuyển mổ mở. Tại Hội nghị Tokyo (2007),

trong “Hướng dẫn điều trị VTMC bằng phẫu thuật” đã chỉ ra rằng CTMNS là tốt hơn so với mổ mở trong VTMC vì tỉ lệ biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn và các PTV có kinh nghiệm có thể thực hiện CTMNS trong VTMC một cách an toàn[120]. Atul (2002) [47] công bố kết quả của 173 BN viêm túi mật cấp tính, 71 BN (41%) được CTMNS ngay từ đầu, 102 BN (59%) điều trị kháng sinh sau đó mới tiến hành CTMNS (19 BN phải dẫn lưu TM trước khi CTMNS) cho thấy: Thời gian nằm viện ngắn hơn đáng kể trong nhóm CTMNS sớm so với nhóm CTMNS muộn (p < 0,01). Tỷ lệ chuyển mổ mở ở nhóm mổ sớm là 5,6%, thấp hơn khá nhiều so với nhóm mổ muộn là 11,5%. Paulo (2006) [96] nghiên cứu 190 bệnh nhân VTMC ở người cao tuổi: 39 BN (21%) trên 65 tuổi và 151 BN (79%) tuổi dưới 65 nhận thấy: tỷ lệ chuyển mổ mở là 10,3% ở nhóm BN tuổi trên 65 và 6,6% ở nhóm tuổi dưới 65 (p = 0,49). Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật ở 2 nhóm BN tương ứng là: xẹp phổi 5,1% và 2,0% (p = 0,27), nhiễm trùng đường hô hấp 5,1% và 2,7% (p = 0,6); rò rỉ mật 5,1% và 2,0% (p = 0,027), áp xe trong ổ bụng 1 trường hợp (0,7%), tác giả kết luận: CTMNS là phương pháp an toàn và hiệu quả cho điều trị VTMC ở BN lớn tuổi. Yi và cộng sự (2006), khảo sát về mức độ an toàn của phẫu thuật CTMNS điều trị VTMC ở 137 BN tuổi trên 60 được chia thành 3 nhóm dựa vào phân loại ASA: ASA 1 (n = 33), ASA 2 (n = 79) và ASA 3 (n = 25) cho thấy: có 8/137 (5,8%) trường hợp phải dẫn lưu mật qua da trước phẫu thuật, 19,7% BN phải mổ cấp cứu trong vòng 24 giờ. Thời gian nằm viện trước phẫu thuật ở các BN ASA 3 (8,8 ngày) dài hơn cho ASA 1 (5,6 ngày), thời gian mổ ở những BN ASA 2 (111 phút) và ASA 3 (114 phút) dài hơn so với ASA 1 (85 phút) (p < 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển mổ mở, thời gian trung tiện, thời gian nằm viện sau mổ tương tự trong cả 3 nhóm (p > 0,05). Các tác giả kết luận áp dụng CTMNS cho VTMC có thể là một lựa chọn điều trị có hiệu quả ở những BN cao tuổi, có nguy cơ cao [119].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)