- Xét nghiệm máu
+ Số lượng bạch cầu ≥ 10 G/L. Công thức bạch cầu chuyển trái + CRP tăng > 3mg/dl
+ Bilirubin, SGOT, SGPT tăng nhẹ trong trường hợp hoại tử túi mật hoặc thấm mật phúc mạc. Bilirubin tăng cao khi có sỏi ống mật chủ, viêm đường mật, hội chứng Mirizzi. Amylaza tăng khi biến chứng viêm tụy cấp.
- Siêu âm:Đối với VTMC, siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được lựa chọn vì tiến hành thuận lợi, không gây sang chấn, giá thành rẻ, độ chính xác cao (độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 95%). Ngoài ra siêu âm còn xác định sự có mặt của sỏi đường mật kết hợp với độ chính xác tới 65% [22], [106], [108].
- Hình ảnh siêu âm của VTMC điển hình
+ Túi mật căng to, chiều dài ≥ 8cm, chiều rộng ≥ 4cm
+ Thành túi mật dày ≥ 4 mm, hình ảnh 2 bờ đều hoặc không đều + Có thể thấy có dịch quanh túi mật
+ Dấu hiệu Sono-Murphy (+): BN đau khi ấn đầu dò vào túi mật, đây là dấu hiệu khá đặc hiệu.
- Hình ảnh siêu âm của một số thể VTMC
+ Túi mật viêm mủ: dịch trong túi mật có phản âm không đều, có hơi trong lòng túi mật.
+ Túi mật hoại tử: thành túi mật dày nhưng bờ không đều, có lớp phản âm kém trong thành túi mật, có hơi trong thành túi mật.
+ Túi mật thủng: thành túi mật mất tính liên tục, thấy có dịch dưới gan, dưới hoành hay dịch tự do trong ổ bụng.
+ Đám quánh túi mật: thành túi mật dày, không mất đoạn, mạc nối lớn và các tạng lân cận bọc quanh túi mật.
+ VTMC do sỏi: ngoài các dấu hiệu đã nêu còn thấy hình đậm âm kèm bóng cản, di động theo tư thế BN.
+ VTMC kết hợp sỏi ống mật chủ: hình ảnh VTMC và sỏi ống mật chủ. - Chụp X quang ổ bụng không chuẩn bị
Ít có giá trị trong VTMC, mục đích chính là để loại trừ cấp cứu bụng ngoại khoa khác như thủng tạng rỗng, tắc ruột, xoắn ruột…
- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT)
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng để chẩn đoán VTMC ngày càng được chỉ định nhiều hơn, đặc biệt trong các trường hợp VTMC không điển hình, khó chẩn đoán, hình ảnh CT thu được cho thấy rõ kích thước, độ dày thành túi mật, các hình ảnh tổn thương của túi mật (hoại tử, thủng, áp xe...) cũng như các tổn thương phối hợp khác [90].
- Chụp cộng hưởng từ đường mật (MRI)
MRI đóng vai trò ngày càng cao trước các BNđau bụng cấp, đặc biệt
đối với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. MRI có độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 69% trong chẩn đoán VTMC [90]. MRI có độ nhạy cao hơn so với siêu âm (độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 93%, độ chính xác 97% so với độ nhạy 62%, độ đặc hiệu 100% và độ chính xác 77%) trong mô tả tình trạng giãn ống túi mật, sỏi cổ túi mật và đánh giá sự tắc nghẽn [103].
- Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP): ít được chỉ định, chỉ tiến hành khi nghi ngờ BN có sỏi đường mật phối hợp.
- Soi ổ bụng cấp cứu
Soi ổ bụng đơn thuần để chẩn đoán các bệnh lý trong ổ bụng rất phát triển vào thập niên 80-90 của thế kỷ 20, sau đó gần như bị lãng quên. Nhưng đến nay, với các trường hợp bệnh lý phức tạp, chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, nhiều PTV đã tiến hành nội soi ổ bụng để chẩn đoán căn nguyên và tiến hành xử lý ngay tổn thương (nếu có thể) qua nội soi cùng một thì.
Phương pháp này cũng đã được một số tác giả áp dụng để chẩn đoán và điều trị VTMC vì cho thấy rõ tổn thương của túi mật (căng to, phù nề, thủng...) và tình trạng chung của ổ bụng, sau đó tiến hành CTMNS loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
- Xạ hình gan mật bằng99mTc-HIDA
Phương pháp chẩn đoán này không được áp dụng rộng rãi, mặc dù có giá trị chẩn đoán cao (độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 90%) [99], [121].
Chỉ định làm khi triệu chứng lâm sàng rõ, nhưng siêu âm không thấy hình ảnh của VTMC.
Chất phóng xạ sử dụng là dạng đồng phân của iminodiacetic acid được đánh dấu bằng Technetium Tc 99m (99mTc-HIDA), tiêm tĩnh mạch và bài tiết vào trong mật. Kết quả dương tính nếu túi mật không hiện hình sau 1 giờ tiêm thuốc, đây là dấu hiệu đặc hiệu của viêm túi mật cấp. Hiện nay, 99Tc-HIDA được chỉ định để chẩn đoán bệnh lý rối loạn vận động đường mật hay VTM không do sỏi, khảo sát tổn thương của ống mật chủ và bóng Vater.
- Chụp đường mật bằng tiêm hay uống thuốc cản quang: ít áp dụng.