Tiền sử và bệnh kèm theo 91 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi (Trang 109 - 111)

Bệnh nhân trong nghiên cứu tuổi từ 40 trở lên chiếm 89,9%, do vậy tỷ lệ gặp các bệnh mạn tính kèm theo ở BN là khá cao. Bệnh nội khoa đi kèm ở

người lớn tuổi cũng là vấn đề làm cho các PTV e ngại khi lựa chọn mổ nội soi. Có 35/158 (22,1%) BN tăng huyết áp, so sánh với kết quả của Nguyễn Hồng Việt [43] 16,5%, Vương Thừa Đức [10] 31,4%, phù hợp với kết quả của chúng tôi. Nhưng so sánh với Diêm Đăng Bình (2009) [2], nghiên cứu riêng ở BN cao tuổi thì tỷ lệ gặp tăng huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao: 39,7%, đây là đặc thù của đối tượng nghiên cứu.

Viêm phế quản và bệnh phổi mạn tính gặp 18 BN chiếm 11,4%, so sánh với Vũ Bích Hạnh [15] gặp 8,33% BN viêm phế quản mạn, tương đương với kết quả của nghiên cứu. Viêm phế quản mạn lâu năm trên BN tuổi cao, lại phải chịu cuộc phẫu thuật cấp cứu có gây mê nội khí quản luôn tiềm ẩn nguy cơ suy hô hấp cấp sau mổ do xẹp phổi, ứ đọng,... do vậy cần phải hỏi rõ tiền sử bệnh trước mổ để có biện pháp điều trị hỗ trợ thích hợp trước và sau mổ. Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tuấn (2005) [14] nghiên cứu “Kết quả cắt túi mật nội soi trong viêm túi mật cấp", cho thấy bệnh dạ dày tá tràng gặp 20,9%, chúng tôi chỉ gặp 8,1%, khác biệt có thể do thói quen và phong tục sinh hoạt, ăn uống khác nhau giữa các vùng miền.

13 trường hợp đái tháo đường (chiếm 8,1%), toàn bộ là týp II và đang được điều trị hàng ngày. Phẫu thuật trên những BN này cần cảnh giác vì có thể có những diễn biến nặng lên bất ngờ khi kết hợp các yếu tố: nhiễm khuẩn, gây mê kéo dài. Tỷ lệ gặp đái tháo đường trong nghiên cứu của Vũ Bích Hạnh [15] 15,0%, cao hơn của thống kê này. Kết quả của Diêm Đăng Bình [2] là 6,6%, tương tự kết quả thu được.

Mổ bụng cũ gặp 5 BN chiếm 3,5%, trong đó 2 cắt dạ dày, 1 mổ đẻ, 2 cắt ruột thừa, 2 BN cắt dạ dày phải chuyển sang mổ mở. Sẹo mổ bụng cũ có thể gây khó khăn cho phẫu thuật CTMNS, vì thế thời gian đầu sẹo mổ cũ được xem như chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên một số PTV thực hiện CTMNS cho BN có sẹo mổ cũ cho thấy: tỷ lệ chuyển mổ mở và tai biến thấp,

các tác giả nhận xét: tiền sử mổ bụng cũ, viêm dính sau mổ bụng...không còn là chống chỉ định của phẫu thuật CTMNS [18], [20], chúng tôi đồng thuận với nhận định này, nhưng cần lưu ý với những sẹo mổ cũ vùng trên rốn khi chỉ định CTMNS. Sự hoàn thiện của dụng cụ phẫu thuật, hệ thống máy nội soi và tay nghề của các PTV cho phép thực hiện CTMNS an toàn ở BN có sẹo mổ bụng cũ, nhưng vị trí vết mổ cũ là yếu tố cảnh báo với các PTV khi quyết định phương pháp mổ và vị trí đặt trocar đầu tiên [20], [59], [60], [94].

Các bệnh khác bao gồm: viêm đại tràng mạn tính, viêm khớp, thoái hóa cột sống, loãng xương.... không gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhưng có thể làm ảnh hưởng đến vận động sau mổ, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị viêm túi mật cấp bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi (Trang 109 - 111)