Môi trường cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 49 - 52)

Trong những năm qua, với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước; là trung tâm kinh tế-xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển; trung tâm bưu chính – viễn thông và tài chính – ngân hàng. Hoạt động trên địa bàn cùng với hệ thống NHTM, các định chế tài chính phi ngân hàng cũng phát triển và xâm chiếm thị phần hoạt động của hệ thống ngân hàng. Các công ty bảo hiểm như Manuline, Prudential, AIA, quỹ tín dụng nông thôn, tiết kiệm bưu điện với cơ chế gửi tiền một nơi - rút nhiều nơi cộng với mạng lưới rộng khắp, … là những đối thủ cạnh tranh có khả năng xâm lấn thị phần và làm cho cạnh tranh hoạt động ngân hàng hết sức gay gắt.

- Hệ thống các TCTD hoạt động trên địa bàn: Đến cuối năm 2012, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có 59 chi nhánh TCTD, 232 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiê ̣m tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Số liệu các TCTD minh hoạ cụ thể tại phụ lục 03.

- Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các TCTD: Tất cả các NHTM trên địa bàn đều có khả năng cung cấp 100% các sản phẩm, dịch vụ (SPDV) như nhau. So với các loại SPDV khác thì các SPDV ngân hàng là loại dễ bị sao chép nhất. Vì vậy, hoạt động trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, các NHTM phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các NHTM phải tính toán thận trọng trong việc lựa giá bán SPDV sao cho cạnh tranh để tồn tại an toàn và phát triển.

- Khả năng năng cung ứng các SPDV của các TCTD trên địa bàn: Bên cạnh các giao dịch ngân hàng được cung ứng tại quầy, chất lượng cung ứng dịch vụ ATM, POS của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản của khách hàng. Trên địa bàn hiện có: 17 đại lý thu đổi ngoại tệ cho các NHTM; tổng phương tiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng hàng năm là 616.294 tỷ đồng, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm

77,31%; hoạt động ngoại hối của các TCTD năm 2012: doanh số mua, bán ngoai tệ ra là 2.153 triệu USD; kiều hối chuyển về đạt 120 triệu USD; thanh toán hàng XNK là 1.103 triệu USD.

2.1.3. Kết quả hoạt động của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng từ2010- 2012 2010- 2012

- Hoạt động huy động vốn: Dù trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, Agribank CN Đà Nẵng giữ vững thị phần (19%) về nguồn huy động trên địa bàn, luôn tăng trưởng và ổn định qua các năm, đặc biệt nguồn TGDC tăng đều 4% mỗi năm. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh được minh họa cụ thể tại phụ lục 04.

Đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của Agribank CN Đà Nẵng đạt 7.566 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2010. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 5.459 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,2%/Tổng nguồn vốn; Nguồn huy động chủ yếu là nội tệ (chiếm 92,5%). Chi nhánh luôn giữ được thị phần huy động vốn ổn định từ 2010-2012 tương ứng là 18,6% - 18,8% - 18,4% .

- Tình hình hoạt động tín dụng: Đến 31/12/2012 đạt 5.617 tỷ đồng, từ 2010 - 2012 tín dụng của Agribank CN Đà Nẵng tăng với tỷ lệ từ 5,5% lên 12,7%. Chi nhánh đầu tư tín dụng phù hợp với chính sách tài chính-tiền tệ của NHNN là tập trung cho vay đối tượng SXKD; hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì SXKD, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Số liệu cụ thể về kết quả cho vay của Chi nhánh tại phụ lục 05.

- Kết quả tài chính: Kết quả tài chính của Agribank CN Đà Nẵng từ 2010 - 2012 luôn đạt kết quả dương, đảm bảo thu nhập ổn định cho CBVC. Kết quả tài chính của Chi nhánh được tóm tắt tại phụ lục 06.

Tình hình tài chính của Chi nhánh có thể đang dần khó khăn hơn thông qua số liệu tổng thu năm 2012 giảm so với năm 2011. Hơn nữa, do ảnh hưởng chung bởi chính sách lãi suất, mặc dù chi cho hoạt động tín dụng giảm mạnh

với tỷ lệ 6%, tỷ lệ giảm thu từ hoạt động tín dụng chỉ giảm 2,4%, nhưng xét tổng thể thì tốc độ giảm thu nhập lại nhanh hơn tốc độ giảm chi phí.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN HẠNĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2.1. Tình hình khách hàng doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn tạiAgribank chi nhánh Đà Nẵng Agribank chi nhánh Đà Nẵng

Kết thúc các gói hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn, từ năm 2010 các doanh nghiệp có nhiều khó khăn, thách thức, kéo theo là việc tiếp cận vốn vay ngân hàng không thuận lợi như trước đây. Agribank tập trung tăng chất lượng tín dụng thông qua việc lựa chọn khách hàng, kết hợp các giải pháp như nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền giải ngân, đánh giá lại tình hình tín dụng, TSBĐ... Bên cạnh đó, Agribank có chủ trương chuyển cơ cấu đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; hạn chế tăng trưởng dư nợ khu vực đô thị. Vì vậy, việc mở rộng các đối tượng KHDN bị hạn chế, số lượng KHDN của Agribank CN Đà Nẵng có xu hướng giảm.

Bảng 2.1. Bảng số lượng KHDN của Agribank CN Đà Nẵng

ĐVT: Khách hàng TT Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Công ty TNHH 749 755 751

2 Công ty cổ phần 305 353 347 3 Doanh nghiệp tư nhân 112 114 110 4 DN có vốn nhà nước tham gia 69 71 71 5 Công ty liên doanh 28 34 34

6 Hợp tác xã 4 5 5

7 DN có vốn đầu tư nước ngoài 1 1 1 Tổng cộng 1.268 1.333 1.319 Nguồn Agribank CN Đà Nẵng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 49 - 52)