Các nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 82 - 85)

- Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Việt Nam là nước đang phát triển, nên nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn. Vốn của chủ sở hữu thường đã đầu tư vào TSCĐ, các doanh nghiệp đều rất cần vốn để phát triển, tham gia vào hoạt động SXKD. Các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm các nguồn đầu tư, phần lớn nguồn tài trợ mà doanh nghiệp hướng tới là vốn vay từ ngân hàng. Khi xây dựng PAV, doanh nghiệp rất ít khi tính toán kỹ lưỡng các chi phí để thực hiện PAV, tập trung xây dựng các nội dung với mục đích để vay cho được vốn ngân hàng. Khi thẩm định, ngân hàng không đủ kiến thức về lĩnh vực hoạt động SXKD của doanh nghiệp, sẽ gặp trở ngại lớn trong việc xác định chính xác nhu cầu vốn và khả năng trả nợ.

Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệp luôn đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực. Chế độ kế toán đã ban hành nhưng các doanh nghiệp thực hiện thiếu nghiêm túc. Điều này khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động SXKD cũng như việc quản lý vốn vay của doanh nghiệp. Do đó, CBTĐ cần phải có kiến thức đầy đủ về kế toán doanh nghiệp, kỹ năng phân tích tài chính để kết quả thẩm định là chính xác, phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư đúng đắn có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển SXKD, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều cơ hội kinh doanh nhưng đồng thời cũng rất nhiều rủi ro luôn rập rình và môi trường kinh doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt, do đó đòi hỏi khả năng quản lý doanh nghiệp cũng ở mức cao. Nhưng đây lại là một hạn chế của đa số các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi tham gia vào kinh tế thị trường, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ, phá sản. Điều

này ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng nếu tài trợ vốn cho doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả.

- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ vì thế tăng đồng thời dư nợ đối với nền kinh tế tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu. Nhưng trong thời kỳ kém tăng trưởng, các ngành kinh doanh sản phẩm tiêu dùng bền vững, hàng cao cấp, các ngành dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các ngành hàng thiết yếu. Các khoản vay ngắn hạn doanh nghiệp được quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành khó đòi vài năm sau đó. Agribank CN Đà Nẵng cần lưu ý yếu tố này trước khi thẩm định cho vay.

Đà Nẵng là đô thị có số lượng doanh nghiệp hoạt động SXKD nhiều nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Thời gian qua luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt vào những thời điểm phát triển nóng, các NHTM cạnh tranh nhau đã hạ thấp điều kiện tín dụng để tranh giành khách hàng. Đây là nguyên nhân cốt lõi gây ra tính vô hiệu hoá trong công tác thẩm định cho vay. Các ngân hàng cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng vay vốn đã nới lỏng những điều kiện vay, ít quan tâm đến phương án/kế hoạch SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Hơn nữa, quy trình thẩm định mặc dù có đề ra đầy đủ các bước thực hiện, song việc thực thi các bước đó thường rất khó khăn như: đánh giá thị trường sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng tài trợ để sản xuất; đánh giá tình hình tài chính của khách hàng; đánh giá kinh nghiệm SXKD của khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng khá gay gắt thì nhiều lúc các đánh giá này mang tính hình thức là chủ yếu, thậm chí các ngân hàng còn nới lỏng để thu hút khách hàng.

- Nguyên nhân từ chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của NHNN, đặc biệt thông qua chính sách lãi suất cơ bản liên tục thay đổi đã phản ánh sự can thiệp của NHTW đến hoạt động

tín dụng, và làm cho Agribank, đơn vị có tài sản lớn nhất ngành ngân hàng, cũng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Vì vậy, khi lãi suất liên tục thay đổi như vừa qua, chi phí nguồn vốn còn ở mức cao và chưa kịp điều chỉnh giảm, trong khi giá trị tài sản phải điều chỉnh giảm một cách đột ngột thì chắc chắn Agribank sẽ bị thiệt hại lớn. Thông thường, khi lãi suất tăng giảm người gởi tiền muốn rút tiền để chuyển kênh đầu tư, trong khi người vay tiền lại tăng. Do vậy, càng làm cho chênh lệch giữa nguồn vốn và tài sản của ngân hàng tăng lên nhanh, dẫn đến rủi ro cho bài toán thẩm định ban đầu của Agribank.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung phân tích thực trạng công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với KHDN của Chi nhánh Agribank Đà Nẵng từ 2010 đến 2012. Luận văn nêu những kết quả quan trọng của hoạt động thẩm định đối với hoạt độnh kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua.

Chương 2 được dành để trình bày những số liệu cụ thể về tình hình thẩm định trong 3 năm (2010-2012). Luận văn nêu lên những kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng của công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với KHDN từ quy trình đến kết quả đạt được đem đến những thành công cho Chi nhánh. Đặc biệt, luận văn đã nêu ra cụ thể những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu gây ra những hạn chế trong công tác thẩm định; những nguyên nhân xuất phát từ công tác tổ chức cán bộ, tính chủ động và các công cụ hỗ trợ trong việc khai thác thông tin để thẩm định, ý thức chấp hành quy trình thẩm định của CBTĐ và chính sách quản trị nguồn nhân lực.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w