Quy trình tổ chức thẩm định phải được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng và đảm bảo tính chuyên môn hoá

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 89 - 92)

rõ ràng và đảm bảo tính chuyên môn hoá

Để công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với KHDN được thông suốt, trong khi Agribank chưa có quy trình thẩm định cụ thể, trước hết

Agribank CN Đà Nẵng cần phân tách toàn bộ quy trình thẩm định được thực hiện một cách chuyên môn hoá tại phòng/bộ phận Thẩm định, độc lập với phòng Tín dụng. Chỉnh sửa, bổ sung về chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, trong đó quy định rõ ràng, minh bạch trách nhiệm đến từng bộ phận, từng cá nhân tham gia công tác thẩm định đối với khoản cho vay như:

- Tại phòng Tín dụng: Không trực tiếp tham gia công tác thẩm định, chỉ có chức năng đầu mối giao dịch với doanh nghiệp đề nghị vay vốn, phối hợp với phòng/bộ phận Thẩm định trong việc cung cấp thông tin khách hàng.

+ Thực hiện nhiệm vụ là đầu mối giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục vay vốn theo quy định của Agribank; kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp. Công việc này do CBTD thực hiện.

+ Phối hợp với phòng Thẩm định trong việc thu thập, bổ sung hồ sơ, chứng từ, thông tin liên quan đến PAV của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình thẩm định. Sự phối hợp này cần có sự tham gia của CBTD và lãnh đạo phòng Tín dụng.

- Tại phòng Thẩm định: Chuyên trách công tác thẩm định từ khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp đề nghị vay vốn, cho đến khi BCTĐ được Lãnh đạo phê duyệt và ra quyết định cho vay/không cho vay.

+ Thực hiện toàn bộ công tác thẩm định từ việc thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến doanh nghiệp, PAV; lập BCTĐ, cho ý kiến đồng ý cho vay/không đồng ý cho vay; trình lãnh đạo phê duyệt BCTĐ. Quá trình này do CBTĐ thực hiện.

+ Phối hợp với phòng Tín dụng, các bộ phận nghiệp vụ khác trong nội bộ Chi nhánh và các cơ quan, ban ngành có liên quan để thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác để củng cố cho những lập luận một cách chặt chẽ về các nội dung thẩm định, đảm bảo kết quả thẩm định đạt hiệu quả một cách

tốt nhất có thể. Sự phối hợp này, Chi nhánh cần phân công cụ thể cho CBTĐ phối hợp với bộ phận nghiệp vụ, lãnh đạo phòng Thẩm định chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan ban ngành.

+ Chịu trách nhiệm toàn bộ đối với nội dung, kết quả thẩm định trong BCTĐ và tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp trước trình lãnh đạo phê duyệt. Ở đây, CBTĐ chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, lãnh đạo phòng Thẩm định chịu trách nhiệm như một cán bộ thực hiện tái thẩm định.

Công tác tổ chức thẩm định một cách độc lập như trên chắc chắn sẽ tránh được sự chồng chéo trong hoạt động thẩm định. Mỗi cán bộ tham gia quy trình đều ý thức rõ công việc và trách nhiệm của mình, không xảy ra tình trạng vị nể hoặc mâu thuẫn, xung đột trong quá trình thẩm định.

- Phân công, phân nhiệm cho CBTĐ một cách chuyên môn hoá: Chi nhánh không nên phân công cán bộ phụ trách khối doanh nghiệp theo đơn vị khách hàng như hiện nay, mà phân công thẩm định chuyên sâu từng ngành nghề, từng loại hình doanh nghiệp, kết hợp phân công làm việc theo nhóm.

Khi CBTĐ được phân công phụ trách chuyên một lĩnh vực ngành nghề thì sẽ có điều kiện để tập trung nghiên cứu chuyên sâu, tích luỹ được nhiều thông tin, kinh nghiệm hơn trong quá trình tham gia thẩm định. Như vậy, kết quả thẩm định chắc chắn sẽ được lập luận chặt chẽ trên cơ sở thông tin đa chiều, đảm bảo mức độ tin cậy cao hơn.

Thực hiện phân công theo nhóm cán bộ phụ trách đối với từng loại hình doanh nghiệp, Chi nhánh sẽ tạo được môi trường cho cán bộ nâng cao ý thức tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau. Khi phân công làm việc theo nhóm, Chi nhánh cần đảm bảo về số lượng CBTĐ phụ trách chuyên ngành nghề, tránh lỗ hổng trong nhóm và đùn đẩy công việc cho nhau.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 89 - 92)