khách hàng doanh nghiệp theo định kỳ
Thời gian qua, Agribank CN Đà Nẵng luôn nhấn mạnh về chất lượng tín dụng thông qua việc đánh giá kết quả cho vay, thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, nhưng công tác thẩm định là khâu quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng thì chưa được quan tâm đến việc tổ chức đánh giá. Nhằm phân định rõ ràng trách nhiệm ở các phân đoạn, những ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực đã tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh, Agribank CN Đà Nẵng cần tổ chức đánh giá công tác thẩm định theo định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm. Việc tổ chức đánh giá có thể được thực hiện thông qua các phiếu khảo sát, tổ chức các buổi trao đổi tại phòng, hoặc hội nghị toàn Chi nhánh bao gồm cả các bộ phận, phòng nghiệp vụ có liên quan. Trong đó tập trung các nội dung đánh giá nhưng mặt được, chưa được của công tác thẩm định, những tác động ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm. Trước khi đưa ra kết luận đánh giá, điều nhất thiết phải căn cứ những tiêu chí đánh giá thông qua số liệu minh họa cụ thể để tăng sức thuyết phục.
Thông qua những kỳ đánh giá đầy đủ như trên sẽ giúp công tác thẩm định ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2.2. Xây dựng các nội dung chính cần chú trọng đối với thẩmđịnh doanh nghiệp đề nghị vay vốn ngắn hạn định doanh nghiệp đề nghị vay vốn ngắn hạn
Để tránh sự đơn điệu và quá sơ sài, Agribank CN Đà Nẵng cần thiết phải xây dựng các nội dung chính cần phải đặc biệt chú trọng khi thẩm định, có xem xét trên từng loại hình doanh nghiệp, tính phức tạp của ngành nghề hoạt động SXKD, PAV và mức cho vay
Về pháp lý, mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc thù riêng và thông tin này có thể tham khảo từ các văn bản Luật. Tuy nhiên, sự khác biệt và có tính phức tạp đối với công tác thẩm định cho vay KHDN là công tác tổ chức nội bộ, tổ chức và quản lý tài chính, hoạt động SXKD…Để khắc phục những hạn chế trong công tác thẩm định đối với việc xem xét, đánh giá về doanh nghiệp, Agribank CN Đà Nẵng cần tổ chức xây dựng những nội dung chính có tính đặc trưng đối với từng loại hình doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có vốn Nhà nước tham gia:
Khi thẩm định loại hình doanh nghiệp này đã được đảm bảo đầy đủ về tính pháp lý cao, khi thẩm định chỉ cần đối chiếu thông tin trên hồ sơ và các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp thông qua các văn bản pháp lý. Thẩm định cần chú trọng phân tích, đánh giá thật sâu về năng lực điều hành của Ban lãnh đạo, mô hình tổ chức, nhân sự, mức độ nhanh nhạy trong kinh doanh và đặc biệt là mức độ thống nhất trong nội bộ doanh nghiệp. Ở loại hình doanh nghiệp này, Ban lãnh đạo được bổ nhiệm do cơ quan cấp trên quyết định, nên đôi khi có những xung đột về công tác tín nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Đây là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề, vì sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp gắn chặt với tài chính của họ. Khi thẩm định cần xem xét kỹ lưỡng không chỉ năng lực quản trị điều hành mà cả tính pháp lý của doanh nghiệp và người đại diện doanh nghiệp.
Nếu nội dung này không được chú trọng sẽ xảy trường hợp HĐTD và các cam kết khác của doanh nghiệp đối với ngân hàng đều bị vô hiệu hoá.
- Đối với doanh nghiệp thuộc Tập đoàn hay Tổng công ty:
Ngoài những nội dung cần thẩm định như các loại hình doanh nghiệp khác, CBTĐ cần chú trọng phân tích quy mô vốn, tỷ lệ nợ trên vốn CSH, mức độ chịu đựng và khả năng thanh toán các khoản nợ của toàn Công ty.
Ngoài ra, Agribank CN Đà Nẵng không nên bỏ qua nội dung phân tích ngành đối với thẩm định cho vay ngắn hạn KHDN. Sự cần thiết cần phải phân tích ngành là để đánh giá những ảnh hưởng rủi ro về môi trường, sự triển vọng trong tương lai của ngành cũng như doanh nghiệp. Vì đây là những nhân tố khách quan có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Chi nhánh cần lưu ý phân tích ngành thông qua phân tích các nội dung như: xu hướng phát triển của ngành; sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp; vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành, doanh số mặt hàng trong ngành; ý kiến nhận định, thông tin từ các nhà quản lý, các doanh nghiệp cùng ngành, khách hàng liên quan…
3.2.3. Th m đ nh tình hình tài chính doanh nghi p,ẩ ị ệc n t p trung phân tích các n i dung nh hầ ậ ộ ả ưởng đ nế c n t p trung phân tích các n i dung nh hầ ậ ộ ả ưởng đ nế kh n ng th c hi n PAV ng n h nả ă ự ệ ắ ạ
Trong phần thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, CBTD tại Agribank CN Đà Nẵng trích lược, liệt kê quá nhiều số liệu từ BCTC và nhiều hệ số tài chính cũng được đưa vào BCTĐ là không cần thiết. Ở nội dung này cần phải xác định mục đích cuối cùng của phân tích tài chính doanh nghiệp là xem xét các mối quan hệ giữa các tỷ số, từ đó kết luận tình hình tài chính doanh nghiệp có lành mạnh hay không? Và có đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng hay không đúng hạn và đầy đủ dược không? Hoàn toàn không có một
chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số; hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là doanh nghiệp đang trong tình trạng tốt. Do vậy, Do vậy, khi thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp cần tập trung vào các nội dung mạng tính trọng yếu đối với việc ra quyết định cho vay của ngân hàng: