Đánh giá hiệu quả sản xuất được đo bằng giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 98 - 103)

Hiệu quả sản xuất là nền tảng cho khả năng sinh lời của một doanh nghiệp và được thúc đẩy bằng việc gia tăng hiệu quả của lực lượng sản xuất và máy móc thiết bị. Do đó, khi phân tích hiệu quả sản xuất cần phải đo lường bằng giá trị gia tăng (giá trị mới tạo được thông qua hoạt động SXKD). Hiệu quả sản xuất được chia thành mức độ tập trung vốn và và hiệu quả của vốn, đánh giá theo các hệ số sau đây:

Hiệu suất lao động (đồng) = Tổng giá trị gia tăng/Số lao động BQ (Tổng giá trị gia tăng = Lợi nhuận từ hoạt động + Chi phí nhân sự và lao động + Chi phí thuê + Thuế và các khoản chi phí + Chi phí khấu hao).

Mức độ tập trung vốn (đồng) = TSCĐ hữu hình BQ/ Số lao động BQ. Thông qua các hệ số trên, ngân hàng sẽ đánh giá được việc sử dụng lao động và giá trị đầu tư vào thiết bị trên số lao động có hiệu quả hay không? Mức độ tiết kiệm lao động và sự hợp lý hoá các khoản đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng sẽ có quyết định tài trợ vốn cho doanh nghiệp hoạt động SXKD có hiệu quả hơn.

3.2.4. Thẩm định các chi phí và dòng tiền của phương án/kế hoạchsản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, độ chính xác cao để xây dựng hạn sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, độ chính xác cao để xây dựng hạn mức và thời hạn cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp phù hợp

Về phía ngân hàng, một trong những mục đích chính của việc yêu cầu doanh nghiệp xuất trình PAV là để đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp. Do vậy khi lập PAV có khuynh hướng thổi phồng doanh thu, giảm chi phí sao cho khi mới nhìn vào PAV có vẻ rất khả thi và hiệu quả. Chính vì vậy, để xem xét mức độ tin cậy như thế nào, đồng thời tránh tình trạng thẩm định quá phức tạp cho một PAV ở mức đơn giản và nhu cầu vốn vay nhỏ; hoặc quá đơn giản, sơ sài khi thẩm định những PAV có độ phức tạp cao và nhu cầu vốn lớn, Agribank CN Đà Nẵng cần xác định những nội dung cần thẩm định cụ thể.

Hiện tại Agribank CN Đà Nẵng thẩm định các phương án vay ứng với 2 hình thức cho vay ngắn hạn KHDN, đó là phương án SXKD khi cho vay từng lần và kế hoạch SXKD khi cho vay theo HMTD. Hai phương án này có mức độ phức tạp khác nhau, nhu cầy vốn khác nhau, Chi nhánh nên xác định những nội dung cần chú trọng phân tích cho từng loại phương án vay.

Khi xây dựng phương án vay vốn từng lần, doanh nghiệp lập các khoản mục chi phí cụ thể cho một hợp đồng kinh tế hoặc bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời có tính thời vụ. Do đó, các nội dung thẩm định chỉ cần tập trung vào mục đích sử dụng vốn, tính pháp lý của các tài liệu, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; chi phí hợp lý, khả năng trả nợ từ doanh thu của PAV hoặc nguồn dự phòng (nếu có). Các nội dung khác như thị trường đầu vào, đầu ra chỉ cần xem xét ở mức độ bình thường vì đã được nêu rõ trong hợp đồng kinh tế (đối với cho vay theo HĐKT cụ thể), hoặc sẽ là thị trường đã được xem xét ở kế hoạch SXKD tổng thể (đối với cho vay bổ sung nhu cầu vốn tăng tạm thời, có tính thời vụ).

- Thẩm định kế hoạch SXKD cho vay theo HMTD:

Vì tính phức tạp của kế hoạch SXKD, nhu cầu vốn lớn, khi thẩm định cũng cần phải xem xét nhiều nội dung hơn, để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả của PAV. Khi xây dựng kế hoạch SXKD cho một chu kỳ (thời hạn 1 năm), doanh nghiệp căn cứ theo những phỏng đoán của mình về tình hình thị trường, dự báo doanh thu, ước lượng chi phí, lợi nhuận và tự đánh giá khả năng hoàn trả nợ gốc lãi.

Đối với thẩm định kế hoạch SXKD, vấn đề quan trọng cần xem xét thật kỹ lưỡng là phân tích sự chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí. Vì đây là cơ sở duy nhất để xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp, nếu ngân hàng xác định không chính xác sẽ xảy ra rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. Xác định HMTD nhỏ hơn nhu cầu vốn thực tế, doanh nghiệp sẽ bị động trong tổ chức hoạt động SXKD, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khả năng tra nợ ngân hàng. Khi thẩm định các khoản mục chi phí, đứng trên góc độ kế toán cần chú trọng phân loại và phân tích sự phù hợp các khoản mục chi phí cố định và chi phí biến đổi cho kế hoạch SXKD của doanh nghiệp.

Nội dung cũng rất quan trọng trong công tác thẩm định đối với kế hoạch SXKD của doanh nghiệp đó là xác định dòng tiền (chu kỳ ngân quỹ) để định kỳ hạn nợ cho phù hợp. Chi nhánh phải lưu ý CBTĐ trong quá trình thẩm định, xác định chính xác dòng tiền của PAV thông qua các chính sách thương mại, các phương thức bán hàng của doanh nghiệp.

3.2.5. Đa dạng hoá các nguồn thông tin để hạn chế bớt tình trạngthông tin bất đối xứng đối với doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn thông tin bất đối xứng đối với doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn

Nguồn thông tin làm cơ sở để thẩm định là đặc biệt quan trọng đối với việc ra quyết định phê duyệt khoản vay. Nếu thông tin đưa vào thẩm định thiếu chính xác sẽ làm cho khoản vay bị méo mó, biến dạng và gây rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Để kiểm tra, xác minh thông tin một cách đầy đủ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan làm cơ sở để củng cố cho những lý luận thêm chặt chẽ, CBTĐ cần các nguồn dẫn chứng từ việc khai thác các thông tin đáng tin cậy bên ngoài doanh nghiệp thông qua đối tác, các cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp có hoạt động SXKD tương tự… khắc phục được những tồn tại trong việc khai thác thông tin, Agribank CN Đà Nẵng có thể:

- Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp có liên quan để có được sự hỗ trợ trong việc khai thác thông tin

Giám đốc cần tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu hội thao, văn nghệ để tạo mối quan hệ với NHNN, các sở ban ngành nhằm tạo điều kiện cho cán bộ tiếp xúc, xây dựng mối quan hệ quen biết để thuận lợi hơn trong quá trình cần phối hợp trong việc kiểm tra, xác minh thông tin.

Làm việc với Ban lãnh đạo đơn vị có liên quan và thoả thuận các điều kiện về phối hợp, hỗ trợ Chi nhánh khai thác các nguồn thông tin có liên quan đến các doanh nghiệp vay vốn. Trong đó có đăng ký danh sách cán bộ ngân hàng được quyền giao dịch với các đơn vị.

Hơn nữa, hội nghị khách hàng cũng cần được tổ chức định kỳ hàng năm. Qua đó, cán bộ ngân hàng có điều kiện trao đổi thông tin để tìm hiểu thêm về doanh nghiệp cũng như lĩnh vực đang được quan tâm. (Thời gian từ 2010-2012, Agribank CN Đà Nẵng không tổ chức hội nghị khách hàng mà chỉ tổ chức thăm hỏi riêng lẻ vào những dịp lễ/tết).

- Coi trọng thông tin tín dụng từ CIC Ngân hàng Nhà nước

CIC Ngân hàng Nhà nước đã thu thập được khoảng 500.000 hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Như vậy có thể thấy rằng đây là kênh thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho Chi nhánh nắm bắt được tình hình hoạt động, vay vốn của doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó góp phần vào việc hạn chế rủi ro, nhất là kiểm soát được số nợ xấu của các thành phần kinh tế trên địa bàn.

- Tự động hoá chương trình phần mềm khai thác và tích luỹ thông tin

Hoạt động ngân hàng đã và đang phát triển theo hướng “Ngân hàng điện tử”. Do đó, thực hiện công tác thẩm định cũng đòi hỏi ngân hàng ngoài việc cần trang bị máy móc, thiết bị ứng dụng công nghệ, chương trình hiện đại và kiến thức sử dụng thuần thục các chức năng, còn phải tạo mối liên hệ, có hệ thống mạng kết nối với các cơ quan ban ngành để hỗ trợ khai thác thông tin. Agribank CN Đà Nẵng nên tổ chức thực hiện các giải pháp như:

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học hiện đại, đồng nhất, đáp ứng mục tiêu về kết nối các địa chỉ có thể khai thác thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá về tín dụng của Agribank.

+ Kết nối chương trình hạch toán kế toán nội bộ với chương trình thẩm định cho vay, nhằm tự động hoá một số chỉ tiêu cần thiết trong quá trình thẩm định như lịch sử tín dụng, tiền gửi, tài sản bảo đảm tiền vay đang được theo dõi tại ngân hàng…

+ Việc sử dụng các phần mềm khai thác thông tin và cập nhật tự động thông tin về doanh nghiệp khi có thay đổi vào chương trình chấm điểm, xếp

hạng tín dụng nội bộ sẽ cho kết quả đánh giá chính xác nhất về doanh nghiệp. Như vậy, để hạn chế các nhân tố chủ quan của người chấm điểm do sử dụng thông tin bất đối xứng làm nguy hại đến việc ra quyết định cho vay, Chi nhánh rần cần thiết phải xây dựng chương trình phần mềm này.

3.2.6. Tổ chức đánh giá công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội

b đ i v i khách hàng doanh nghi p vay v n ng n h nộ ố ạđ nh k hàng thángị

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 98 - 103)