Nội dung thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Agribank CN Đà Nẵng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 60 - 67)

Agribank CN Đà Nẵng

Căn cứ vào quy trình thẩm định được hướng dẫn như tiết b ở trên, một số nội dung thẩm định cho vay quan trọng gắn liền các bước như sau:

c1. Thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn

CBTD thẩm định khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn từ doanh nghiệp: - Hồ sơ pháp lý: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của danh mục hồ sơ pháp lý; điều lệ, các quy định về quyền hạn, trách nhiệm; các quyết định bổ nhiệm người quản lý tài chính và người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp.

- Hồ sơ vay vốn: Kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ, các BCTC, phương án/kế hoạch SXKD, khả năng vay trả, nguồn trả nợ, sự thống nhất giữa các chứng từ, tài liệu của bộ hồ sơ vay vốn.

- Hồ sơ BĐTV: Kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ, tính hợp pháp của chủ sở hữu tài sản, khả năng chuyển nhượng tài sản khi phát mãi để thu nợ.

- Thẩm định mục đích vay vốn: Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn, sự phù hợp về ngành nghề SXKD so với Giấy đăng ký kinh doanh.

Ở nội dung thẩm định này, yêu cầu đối với CBTD là phải hiểu nghiệp vụ tín dụng và có kiến thức về luật pháp, hiểu biết ngành, nghề SXKD của khách hàng. Mục đích để sau khi xem xét, CBTD có thể thông báo ngay cho doanh nghiệp về tính đầy đủ của bộ hồ sơ, tránh phải bổ sung nhiều lần, gây

phiền hà và hiểu nhầm cho khách hàng. Một số CBTD của Chi nhánh chưa đật yêu cầu trên, nhất là những cán bộ có thời gian công tác dưới 5 năm.

c2. Điều tra, thu thập thông tin về doanh nghiệp và phương án vay

Ngoài những thông tin thu thập từ bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, CBTD thu thập, xác nhận thông tin bằng cách: đi thực tế tại nơi làm việc, nơi SXKD của doanh nghiệp để tìm hiểu thêm thông tin về năng lực quản lý doanh nghiệp; tình trạng nhà xưởng, công nghệ kỹ thuật hiện có; tình hình hoạt động SXKD để đánh giá tính khả thi của PAV; đồng thời kiểm tra, xác minh thông tin thông qua hồ sơ vay trước đó, lịch sử tín dụng của doanh nghiệp (nếu có) và Trung tâm Thông tin tín dụng CIC (thông tin về dư nợ).

Agribank CN Đà Nẵng còn thụ động trong việc khai thác các thông tin để thẩm định. Trường hợp CBTD kiểm tra, xác minh nhưng các thông tin vẫn chưa rõ ràng thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Chi nhánh chưa đa dạng hoá các nguồn thông tin, chưa tranh thủ các mối quan hệ với các cơ quan ban ngành có liên quan để khai thác nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp có độ tin cậy cao hơn phục vụ cho công tác thẩm định.

c3. Thẩm định doanh nghiệp đề nghị vay vốn

- Tìm hiểu và phân tích về doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp: CBTD thực hiện đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực và hành vi dân sự bằng việc liệt kê một số thông tin từ hồ sơ pháp lý. Ở nội dung này, CBTD thẩm định sơ sài, chỉ liệt kê một số thông tin pháp lý chung liên quan đến doanh nghiệp, người đại diện của doanh nghiệp và kinh nghiệm công tác của họ; chưa phân tích mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp, khả năng quản trị điều hành của Ban lãnh đạo. CBTD cũng bỏ qua phân tích ngành nghề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đánh những tác động của ngành đến doanh nghiệp như thế nào.

- Đánh giá doanh nghiệp thông qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ: Từ chương trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ, CBTD khai thác báo cáo kết quả xếp loại doanh nghiệp để thực hiện chính sách khách hàng. (Minh hoạ tại trang 7, BCTĐ ngày 25/8/2012 - Bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của Cty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Trung đính kèm Luận văn).

Tại Chi nhánh, công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, một số chỉ tiêu chấm điểm không phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp. Kết quả xếp hạng còn tuỳ thuộc vào chủ quan, sự ưa chuộng đối với doanh nghiệp của người chấm điểm. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, CBTD chưa quan tâm đến việc phải xem xét các chỉ tiêu được chấm điểm có phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hay không; và đánh giá rủi ro tín dụng kết hợp với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ như: Rủi ro tín dụng thấp nếu doanh nghiệp xếp loại AAA-AA-A, rủi ro tín dụng ở mức trung bình khi doanh nghiệp xếp loại BBB-BB, rủi ro tín dụng cao nếu xếp loại doanh nghiệp là B-CCC-CC-C-D.

- Phân tích tình hình quan hệ với Agribank và các TCTD

CBTĐ đánh giá quan hệ tín dụng, khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ quá hạn và nợ khó đòi tại Agribank và các TCTD. Do một số lý do như ngại chi phí tra cứu thông tin CIC, hoặc hạn chế về mối quan hệ với các TCTD, CBTD chỉ xem xét về lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp trong nội bộ Agribank, đã xảy ra trường hợp sau khi cho vay mới phát hiện khách hàng có nợ xấu tại các TCTD khác. Ngoài ra, khi đánh giá quan hệ tiền gửi của doanh nghiệp, CBTD cũng chưa xem xét việc cân đối dòng tiền qua TKTG tại Chi nhánh và tỷ lệ tài trợ của ngân hàng so với doanh thu.

Đây là nội dung chủ yếu được CBTD tập trung phân tích, căn cứ số liệu từ BCTC 2 năm liền kề, rất nhiều chỉ tiêu được liệt kê và xem xét. Đa phần các nội dung được thẩm định bằng phương pháp so sánh.

Trước tiên, CBTD tóm lược một số chỉ tiêu quan trọng từ bảng cân đối tài sản, bảng kết quả kinh doanh để xem xét tỷ trọng, sự tăng/giảm của các tình hình tài chính qua các năm. Qua đó, đánh giá sự phù hợp về cơ cấu tài sản, nguồn vốn; việc tăng/giảm tài sản lưu động; những biến động về doanh thu, chi phí. CBTD lập bảng kết quả tính toán các hệ số tài chính để kiểm tra và phân tích mức độ đáp ứng các điều kiện về tài chính. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính mà Agribank CN Đà Nẵng sử dụng khi thẩm định:

(1) Phân tích tính lỏng của tài sản:

 Khả năng cân bằng tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp tốt khi: Hệ số thanh toán hiện hành (TTHH) = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn >= 1

Nếu hệ số < 1 sẽ có nhận định là doanh nghiệp đã dùng các khoản vay ngắn hạn để mua tài sản cố định. Nhận định này là chưa đầy đủ, hệ số TTHH lớn hơn hay nhỏ hơn thì Chi nhánh cũng cần xem xét lại. Lý do:

Nếu hệ số TTHH > 1, có thể doanh nghiệp quá nhiều tiền nhàn rỗi; quá nhiều các khoản phải thu; quá nhiều hàng tồn kho. Chi nhánh cần lưu ý doanh nghiệp cân đối việc sử dụng vốn, tránh lãng phí nguồn vốn của mình.

Nếu hệ số TTHH < 1, ngoài việc dùng các khoản vay ngắn hạn để mua tài sản cố định, có thể doanh nghiệp trả chậm các nhà cung ứng quá nhiều; dùng các khoản vay ngắn hạn để trả các khoản nợ thay vì dùng lãi trong hoạt động kinh doanh để chi trả.

 Khả năng hoàn trả vốn vay được bảo đảm khi:

*Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản có tính lỏng cao/Nợ ngắn hạn = 1. (Tài sản có tính lỏng cao gồm: Tiền, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, chứng khoán có khả năng bán ngay)

(2) Tính ổn định về khả năng tự tài trợ:

 Phân tích tính phù hợp của việc đầu tư vào TSCĐ các hệ số tài sản cố định khi: Tài sản cố định/ (Vốn CSH+Nợ dài hạn) = 1

 Đánh giá khả năng tài chính thông qua tỷ lệ giữa vốn vay so với vốn CSH bằng Hệ số Tài sản nợ/Vốn CSH; hệ số này càng nhỏ thì khả năng tài chính càng tốt, do doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn không phải hoàn trả để đầu tư SXKD nên hoạt động của doanh nghiệp được chủ động, ổn định. Nếu tỷ lệ này càng cao, khả năng doanh nghiệp không trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt.

 Đo lường sự ổn định của việc tăng vốn bằng hệ số vốn CSH: Vốn CSH/tổng tài sản Có.; hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao. {tương tự cách đánh giá (4)}.

 Xem xét khả năng của doanh nghiệp khi trả lãi vay từ lợi nhuận bằng hệ số (lần): Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT)/chi phí lãi vay. Hệ số này càng thấp cho biết doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao.

(3) Hiệu quả hoạt động: Tỷ số ở phần này cho biết những hoạt động của vốn, tài sản của doanh nghiệp và được sử dụng hiệu quả đến mức nào để tạo ra lợi nhuận. Công thức tính là:

Doanh thu từ tổng tài sản (lần/năm) = doanh thu/tổng tài sản BQ.

Ở nội dung này, CBTD chỉ xem xét đến tỷ lệ tăng/giảm qua các năm, không đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu; vì nếu các tỷ lệ này quá thấp thể hiện việc sử dụng không hiệu quả, có khả năng doanh nghiệp thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu thực. Khi thẩm định cần loại trừ các rủi ro doanh nghiệp vay vốn đầu tư SXKD nhưng không hiệu quả, nếu không ngân hàng là người phải gánh chịu những hậu quả cuối cùng thay cho doanh nghiệp.

tăng trưởng doanh thu (doanh thu kỳ này/doanh thu kỳ trước), tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh (lợi nhuận kinh doanh kỳ này/lợi nhuận kinh doanh kỳ trước).

Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, rất ít trường hợp sử dụng BCTC đã được kiểm toán độc lập, nhưng Chi nhánh chưa thực hiện kiểm tra mức độ tin cậy trong việc lập các BCTC. Trong BCTĐ, CBTĐ trích lại số liệu của các BCTC, áp vào các công thức có sẵn và công nhận kết quả, chưa xem xét sự cân đối giữa các chỉ tiêu tài chính và đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch doanh nghiệp đã đề ra. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng cần phải xem xét, CBTD đã bỏ qua như: phân tích hiệu quả sản xuất gắn liền với hiệu quả của lực lượng lao động và máy móc thiết bị, và được đo bằng giá trị gia tăng; Lợi nhuận so với quy mô của doanh nghiệp và nguồn gốc của lợi nhuận.

c5. Thẩm định phương án/kế hoạch SXKD của doanh nghiệp

Căn cứ phương án SXKD/ hoặc kế hoạch SXKD trong kỳ của doanh nghiệp lập để đề nghị vay vốn, Chi nhánh thực hiện thẩm định:

- Đối với thẩm định phương án SXKD cho vay từng lần (theo món): Thẩm định cho vay từng lần được thực hiện đơn giản, áp dụng đối với doanh nghiệp vay vốn không thường xuyên, món vay nhỏ; hoặc vay để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời cho một thương vụ cụ thể; hoặc vay vốn lần đầu tại Agribank CN Đà Nẵng. Căn cứ phương án SXKD của doanh nghiệp, CBTĐ thẩm định thị trường tiêu thụ và dự báo doanh thu, đánh giá chung tính khả thi và hiệu quả của phương án SXKD. Đối với CBTĐ, nội dung quan trọng và rất khó thẩm định là mức độ tin cậy của các khoản mục chi phí, nhất là đối với các phương án/kết hoạch SXKD hỗ hợp để xác định nhu cầu vốn và số tiền cho vay chính xác.

Mức cho vay đối với PAV từng lần được xác định theo công thức: Số tiền

cho vay =

Tổng nhu cầu vốn của phương án SXKD -

Phần vốn chủ sở hữu tham gia -

Vốn khác Thẩm định thời hạn cho vay căn cứ vào dòng tiền của phương án SXKD và xác định trả nợ gốc, lãi vào cuối kỳ.

- Thẩm định kế hoạch SXKD của doanh nghiệp vay vốn theo HMTD Hạn mức tín dụng là phương thức cho vay rất được doanh nghiệp ưa chuộng, Agribank CN Đà Nẵng áp dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn thường xuyên, kinh doanh ổn định, có đặc điểm SXKD tổng hợp.

Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm, trong đó nhu cầu vốn được tính trên toàn bộ chi phí cho hoạt động SXKD trong một chu kỳ kế hoạch. Chu kỳ SXKD là 12 tháng, có thể không trùng khớp năm tài chính (thông thường bắt đầu từ tháng 4 của năm kế hoạch và kết thúc vào tháng 3 năm sau, để phù hợp với thời gian nộp BCTC của doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền).

Xác định nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch SXKD, Chi nhánh áp dụng cách tính: Số tiền HMTD = Tổng nhu cầu vốn kế hoạch SXKD - Phần vốn chủ sở hữu tham gia -

Vốn khác Thời hạn cho vay căn cứ vòng quay vốn lưu động được xác định theo số liệu của các BCTC kỳ trước. Đây là một bất cập trong cách xác định kỳ hạn trả nợ của doanh nghiệp, kỳ trả nợ không theo dòng tiền hoạt động SXKD nên thường xảy ra rủi ro tín dụng do kẽ hở kỳ hạn; vì sự không trùng khớp giữa kỳ hạn trả nợ và kỳ hạn dòng tiền thu về của doanh nghiệp. Khi CBTD buông lỏng quản lý dòng tiền vào của doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng không tốt đối với khoản vay: khách hàng sử dụng vốn vào mục đích khác nếu kỳ hạn nợ dài hơn kỳ thu nợ của doanh nghiệp; hoặc doanh nghiệp sẽ chậm trả nợ nếu kỳ hạn nợ nhỏ hơn kỳ thu tiền của doanh nghiệp.

Mặc dù, trong quá trình thẩm định PAV còn có những vướng mắc nhất định, nhưng kết quả cho vay ngắn hạn KHDN dưới 2 hình thức trên cũng cho thấy sự cố gắng của CBTĐ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 60 - 67)