Thời gian thẩm định

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 68 - 71)

Chi nhánh quy định chung đối với cho vay ngắn hạn, thời gian thẩm định không được quá 5 ngày; kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, CBTĐ phải hoàn tất toàn bộ công tác thẩm định, trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay. Với quy định như vậy, CBTĐ có thể rất áp lực về thời

gian, khó đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc của thẩm định, đặc biệt đối với những PAV đề nghị vay vốn lần đầu và những PAV có tính phức tạp.

2.2.3. Kiểm soát nội bộ đối với công tác thẩm định cho vay ngắnhạn doanh nghiệp của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng hạn doanh nghiệp của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng

Kiểm soát nội bộ đối với công tác thẩm định cho vay tại Chi nhánh là theo dõi việc chấp hành quy trình thẩm định của CBTĐ. Các nội dung kiểm soát nội bộ đối với công tác thẩm định bao gồm:

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ: Bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng phải được lập đúng và đủ theo mẫu quy định. Việc ghi chép các yếu tố trên hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ cho vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, rõ ràng, bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của Agribank.

- Kiểm tra đối với công tác thẩm định các PAV ngoại tệ: Đối tượng vay phải đảm bảo đúng quy định về quản lý ngoại hối. Trường hợp PAV vay ngoại tệ để sử dụng ở trong nước, doanh nghiệp phải bán số ngoại tệ đó cho Agribank CN Đà Nẵng.

- Kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay: Các khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Agribank. Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản, việc kiểm tra công tác thẩm định TSBĐ bao gồm: kiểm tra các thông tin về TSBĐ phải khới đúng thông tin các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu TSBĐ; định giá tài sản phù hợp giá tại thời điểm cho vay; những lợi thế về thương mại, khả năng nhượng bán; việc quản lý, sử dụng TSBĐ; điều kiện bảo quản và khả năng phát mại để thu hồi nợ.

Công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thẩm định cho vay ngắn hạn KHDN thông qua việc kiểm tra lại các nội dung trong BCTĐ của lãnh đạo cấp phòng. Bộ phận chuyên trách kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh đối với công tác thẩm định thì thực hiện sau khi đã cho vay, do đó chưa phát huy tác dụng và hiệu quả của hoạt động này.

2.2.4. Kết quả thẩm định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệpcủa Agribank Chi nhánh Đà Nẵng của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng

Kết quả công tác thẩm định cho vay ngắn hạn KHDN tại Agribank CN Đà Nẵng được phản ánh qua một số chỉ tiêu, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về thẩm định cho vay ngắn hạn KHDN tại Agribank CN Đà Nẵng

ĐVT: PAV, % TT Các tiêu chí phản ánh kết quả Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012 1 Số PAV được tiếp nhận và thẩm định 988 989 873 2 Số PAV được cho vay 806 773 695 3 Tỷ lệ các PAV được cho vay/Số PAV được

tiếp nhận và thẩm định 81,58 78,16 79,61 4 Tỷ lệ số PAV cho vay có phát sinh nợ

xấu/Tổng số PAV đã cho vay 5,10 4,31 4,02 5 Tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn KHDN/Tổng

dư nợ cho vay KHDN 5,76 6,74 3,54 6 Tỷ lệ quỹ DPRR cho vay ngắn hạn KHDN 2,42 3,36 3,03 7 Thời gian thẩm định cho 1 PAV 2-7 3-10 5-10 Nguồn Agribank CN Đà Nẵng Từ bảng số liệu trên cho thấy: qua các năm 2010 - 2012, số PAV được tiếp nhận thẩm định giảm đến 12%; PAV được cho vay cũng giảm từ 4-14%. Tuy nhiên, tỷ lệ số PAV và tỷ lệ nợ cho vay theo PAV có phát sinh nợ quá hạn giảm mạnh vào năm 2012, do Chi nhánh thực hiện các giải pháp tín dụng, điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 29/4/2012 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Chi nhánh đã quán triệt quan điểm thận trọng trong thẩm định, lựa chọn PAV hiệu quả nhưng rủi ro tín dụng vẫn còn ở mức cao, thời gian thẩm định thay đổi thất thường và có xu hướng kéo dài hơn. Tỷ lệ nợ xấu cho vay theo PAV ngắn hạn KHDN còn ở mức cao so với tỷ lệ nợ xấu BQ chung của Agribank CN Đà Nẵng (Năm 2010: 5,76% so với 2,96%; Năm 2011: 6,74%

so với 4,75%; Năm 2012: 3,54% so với 2,65%). Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cho vay theo PAV ngắn hạn KHDN so với tổng dư nợ của PAV từ 2010 -2012 có tỷ lệ tương ứng qua các năm là 2,42% - 3,36% - 3,03%.

Như vậy, công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với KHDN qua 3 năm 2010-2011-2012 chưa đạt hiệu quả tăng trưởng so với hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Hơn nữa, tài trợ rủi ro đối với cho vay ngắn hạn KHDN rất thấp, Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến việc hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn KHDN, hỗ trợ các công cụ, phương tiện cho công tác thẩm định nhằm giảm thời gian xét duyệt cho vay, tạo thêm cơ hội SXKD cho KHDN.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN HẠNĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Phòng Thẩm định mới chỉ được thành lập vào cuối quý IV/2011, với quy mô chưa tương xứng với hoạt động tín dụng của Agribank CN Đà Nẵng. Công tác tổ chức thẩm định tồn tại ở 02 bộ phận cả Tín dụng và Thẩm định.

Trong công tác tổ chức hoạt động thẩm định mặc dù có những bất cập, nhưng thời gian qua công tác thẩm định đã đóng góp nhất định cho hoạt động kinh doanh của Agribank CN Đà Nẵng. Thực trạng công tác thẩm định cho vay đối với KHDN tại Chi nhánh có những thành công và tồn tại như sau:

2.3.1. Thành công của công tác thẩm định cho vay ngắn hạn doanhnghiệp tại Agribank CN Đà Nẵng nghiệp tại Agribank CN Đà Nẵng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 68 - 71)