Quy mô vốn hoạt động của KHDN vay ngắn hạn tại Agribank CN Đà Nẵng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 52 - 54)

- Doanh nghiệp có vốn Nhà nước tham gia luôn được đánh giá hoạt động hiệu quả, đạt được những mục tiêu của chủ sở hữu như tạo công ăn việc làm, nộp các loại thuế, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động. Agribank CN Đà Nẵng rất tin tưởng vào doanh nghiệp, khi thẩm định thường xét duyệt cho vay vốn lớn. Khi có rủi ro xảy ra, việc xử lý tài sản để thu hồi nợ là rất khó khăn, phức tạp do tài sản hình thành từ vốn của nhà nước chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản.

- Doanh nghiệp không có vốn Nhà nước tham gia, vốn CSH 100% là của doanh nghiệp hoặc vốn cổ đông, giá trị đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực không lớn nên khả năng dự liệu mức độ thành công của các chương trình phát triển SXKD, dịch vụ thường xuyên gặp khó khăn. Đối với các doanh nghiệp này, công tác thẩm định của Agribank CN Đà Nẵng cẩn trọng hơn, nhất là thẩm định về các chỉ tiêu như vốn doanh nghiệp tham gia, tình hình tài chính, khả năng thực hiện PAV, đặc biệt là điều kiện về TSBĐ tiền vay. Đôi khi, Chi nhánh đã bỏ qua các PAV hiệu quả vì doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu tín dụng của Agribank.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, góp vốn đầu tư bằng tài sản là máy móc thiết bị và được sử dụng để làm bảo đảm tiền vay. Đối với loại TSBĐ này, Agribank CN Đà Nẵng thẩm định giá tài sản để xác định mức cho vay dựa trên nguyên giá nhập khẩu nên giá trị rất lớn. Mặt khác, vì không hiểu thấu đáo về luật đầu tư nước ngoài, khi khoản vay có vấn đề thì việc kiện tụng có thể gây nhiều rắc rối, thiệt hại về phía ngân hàng.

b. Quy mô vốn hoạt động của KHDN vay ngắn hạn tại Agribank CNĐà Nẵng Đà Nẵng

Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), thường ít chủ động bổ sung nguồn vốn hoạt động mà chủ yếu

dựa vào vốn ngân hàng, từ đó làm cho tăng tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Năm 1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 59 về tài chính doanh nghiệp, tại điều 11 quy định tỷ lệ vốn huy động trên vốn chủ sở hữu tối đa là 1:1, nhưng vì nhiều lý do, điều 11 được hoãn thi hành và đến giờ không thấy nhắc tới nữa! Đây là lý do Agribank không xác định được giới hạn mức rủi ro đối với mức dư nợ. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp bị lệ thuộc quá sâu vào việc tài trợ của ngân hàng, khả năng tự lực trở nên yếu ớt, khó chống đỡ nổi với những diễn biến thất thường của nền kinh tế. Từ năm 2008 đến nay, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm cung ứng vốn cho nền kinh tế thì các doanh nghiệp bắt đầu kêu ca, có nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn thực sự trong SXKD và đã đổ lỗi do ngân hàng không cho vay.

Số liệu thống kê cuối năm 2012, cho thấy mức vốn điều lệ của một số KHDN tại Agribank CN Đà Nẵng có khoảng cách rất lớn so với nợ phải trả:

Bảng 2.2. Bảng quy mô vốn của một số khách hàng doanh nghiệp có dư nợ lớn tại Agribank CN Đà Nẵng (thời điểm 31/12/2012)

ĐVT: Tỷ đồng, lần

TT Tên doanh nghiệp

Vốn điều lệ Hệ số Nợ/ VĐL Nợ vay ngắn hạn Tổng nợ NH Nợ Agribank 1 CTCP Thép DANA Ý 200 6,14 805 92 2 CTCP ĐTXD&PTHT Nam Việt Á 982 0,18 105 65 3 CTCP Lương thực Đà Nẵng 51 5,70 271 52 4 CTCP Lilama 45.3 35 6,94 129 49 5 CTCP Agromas VN 24 5,83 71 45 6 CTCP Đầu tư ĐN-MT 90 3,13 248 42 7 TCT XD CT Giao Thông 5 463 7,08 2.996 35 8 Cty CP Đầu Tư và XD 579 64 5,41 231 35 9 CTCP LILAMA 7 81 11,66 811 33 10 CTCP ĐTXD Hoàng Tiến ĐN 164 0,54 82 30 Nguồn Agribank CN Đà Nẵng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 52 - 54)