Cơ cấu tổ chức, quy trình thẩm định chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan, còn chồng chéo, hiệu quả không cao

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 73 - 75)

khách quan, còn chồng chéo, hiệu quả không cao

Hiện nay, công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với KHDN của Agribank CN Đà Nẵng đang tồn tại 2 quy trình: Một quy trình thực hiện thông qua hai bộ phận Tín dụng và Thẩm định đối với PAV đề nghị vay vốn lần đầu và PAV có mức trên 2 tỷ đồng, một quy trình chỉ thực hiện tại phòng Tín dụng đối với các PAV còn lại.

* Các PAV không thông qua phòng Thẩm định

Toàn bộ công tác thẩm định do phòng Tín dụng thực hiện chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan. CBTD dễ mắc phải những lỗi chủ quan trong quá trình phân tích đánh giá như sao chép từ những BCTĐ trước đó; không kiểm tra, đối chiếu kỹ những thay đổi có thể xảy ra đối với doanh nghiệp; hoặc quá tin tưởng doanh nghiệp nên bỏ qua những nội dung quan trọng cần thẩm định kỹ lưỡng. Ngoài ra, do CBTD chịu áp lực do công việc quá tải do phải đảm trách toàn bộ quy trình tín dụng nên giảm hiệu quả khi thẩm định.

* Các PAV phải thông qua bộ phận Thẩm định

Qua nghiên cứu các BCTĐ đã được cho vay của Chi nhánh, thực tế đang tồn tại hai quan điểm khác nhau.

+ Tại Hội sở của Chi nhánh: Ở đây phòng Thẩm định đã được thành lập nên xảy ra tình trạng: một PAV sẽ có 2 BCTĐ; một của phòng Tín dụng và một BCTĐ của phòng Thẩm định. Hai BCTĐ là độc lập ý kiến nhưng lại cùng một lãnh đạo (Phó Giám đốc phụ trách tín dụng) phê duyệt.

+ Tại các Chi nhánh loại III trực thuộc: Để đảm bảo quy trình thẩm định độc lập trong kiều kiện chưa thành lập phòng Thẩm định, toàn bộ công việc thẩm định do bộ phận Tín dụng thực hiện, sau đó chuyển sang một CBTD khác kiểm soát lại và có ý kiến. Các nội dung trong BCTĐ đều được chấp nhận, bộ phận thẩm định chỉ ký xác nhận trên BCTĐ. Do vậy, PAV thông qua phòng Thẩm định một phần chỉ mang tính hình thức.

Thời gian thẩm định kéo dài nhưng kết quả thẩm định chưa cải thiện về tính hiệu quả của nó. Đối với những doanh nghiệp vay vốn quá quen thuộc, để rút ngắn thời gian giải quyết khoản vay cho khách hàng, CBTD đã sao chép một số nội dung thẩm định của kỳ trước cho BCTĐ kỳ này, không xem xét sự thay đổi của doanh nghiệp nếu có. Vấn đề này rất rủi ro cho ngân hàng giải quyết cho vay các doanh nghiệp khi chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng, hoặc một số cơ sở pháp lý của danh nghiệp đã bị vô hiệu hoá.

Quy trình thẩm định có sự chồng chéo, có thể xảy ra những xung đột giữa 2 phòng Tín dụng và Thẩm định. Vì không phân định rõ nội dung thẩm định của 2 phòng, trong khi 2 phòng tương đồng về phân cấp nên khi có sự “vị nể” giữa hai phòng, phòng Thẩm định chỉ tái thẩm định cho phù hợp. Tại Chi nhánh cũng chưa có quy định xử lý đối với trường hợp có sự khác biệt về kết quả thẩm định giữa 2 bộ phận thì bộ phận nào có quyền quyết định cho vay/không cho vay.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 73 - 75)