Quy trình thẩm định cho vay ngắn hạn đối với KHDN của Agribank CN Đà Nẵng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 55 - 58)

dựa trên những căn cứ sau:

+ Các văn bản pháp lý chung của Nhà nước, NHNN, Agribank;

+ Các văn bản chỉ đạo của Agribank về các điều kiện cho vay tuỳ vào chính sách tín dụng từng thời kỳ như: điều kiện khách hàng vay, tỷ lệ vốn doanh nghiệp tham gia vào PAV, biện pháp bảo đảm tiền vay…;

+ Hướng dẫn thẩm định cho vay tại sổ tay tín dụng của Agribank (bao gồm quy trình và nội dung thẩm định);

+ Hồ sơ đề nghị vay vốn của doanh nghiệp gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay;

+ Các tài liệu liên quan khác .

Các căn cứ như trên đầy đủ cơ sở để thẩm định đối với bộ hồ sơ đề nghị vay vốn. Tuy nhiên, để công tác thẩm định thuận lợi thì cần phải hệ thống hoá các văn bản một cách có khoa học, chương trình phần mềm hữu dụng để khai thác thông tin và đánh giá tự động các tiêu chí, định mức an toàn hiệu quả PAV. Tại Agribank CN Đà Nẵng chưa chú trọng đến vấn đề này.

a. Quy trình thẩm định cho vay ngắn hạn đối với KHDN của AgribankCN Đà Nẵng CN Đà Nẵng

Agribank CN Đà Nẵng chưa có quy định về quy trình thẩm định cụ thể mang tính chất pháp lý bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Sổ tay tín dụng, quy trình thẩm định cho vay ngắn hạn KHDN được tóm tắt như sơ đồ sau:

CÁN BỘ TÍN DỤNG- Tiếp xúc, phỏng vấn KH - Tiếp xúc, phỏng vấn KH - Cung cấp mẫu hồ sơ vay - Hướng dẫn KH lập bộ hồ sơ

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tóm tắt quá trình thẩm định tại Agribank CN Đà Nẵng

Quy trình thẩm định theo sơ đồ 2.2 được thực hiện cụ thể như sau:

- Đối với khoản cho vay không phải thông qua phòng Thẩm định

Các PAV không phải của doanh nghiệp vay vốn lần đầu và các PAV có mức vay đến 2 tỷ đồng, toàn bộ quy trình thẩm định thực hiện khép kín tại

Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ Hỗ trợ KH hoàn thiệnhồ sơ nếu cần thiết Kiểm tra lịch sử

quan hệ tíndụng

Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Chấp nhận hồ sơ

Chuyển sang quá trình thẩm định cho vay (CBTĐ tiếp nhận bộ hồ sơ) Trả lại KH Thẩm định phương án SXKD Thẩm định bảo đảm tiềnvay Thẩm định doanh nghiệp vay vốn Lập báo cáo thẩm định Trình Lãnh đạo phê duyệt kết quả thẩm định

Yêu cầu thẩm định lại (nếu cần) Ra quyết định

cho vay/từ chối cho vay

Cán bộ tín dụng (CBTD)

Cán bộ thẩm định (CBTĐ)

phòng Tín dụng. (Quy trình trên được minh hoạ tại BCTĐ ngày 08/5/2012 - Bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của TNHH MTV Xuân Nam Anh đính kèm Luận văn).

- Đối với khoản cho vay phải thông qua phòng Thẩm định

Các khoản vay của các doanh nghiệp vay vốn lần đầu, các PAV có mức trên 2 tỷ đồng phải thông qua phòng Thẩm định, Agribank CN Đà Nẵng thực hiện quy trình thẩm định như sau:

* Giai đoạn 1: Cán bộ tín dụng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định các điều kiện cho vay, lập BCTĐ nêu rõ đề xuất cho vay/không cho vay, trình Trưởng phòng Tín dụng để kiểm tra lại bộ hồ sơ và nội dung BCTĐ và có ý kiến đề xuất trước khi trình Lãnh đạo phê duyệt. Sau đó, toàn bộ hồ sơ đề nghị vay của doanh nghiệp kèm BCTĐ của phòng Tín dụng được chuyển sang phòng Thẩm định để xử lý theo quy trình tiếp theo.

Ở giai đoạn 1 chỉ yêu cầu thẩm định “sơ bộ”, đây là một khái niệm mơ hồ đối với những người tham gia công tác thẩm định và cán bộ kiểm soát quy trình. Do vậy, mỗi BCTĐ được lập theo cách hiểu riêng của từng bộ phận Tín dụng, không có sự thống nhất về yêu cầu nội dung thẩm định.

* Giai đoạn 2. Cán bộ thẩm định tiếp nhận và tập hợp hồ sơ đề nghị vay vốn kèm BCTĐ của phòng Tín dụng; thực hiện thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định; lập BCTĐ nêu rõ đề xuất cho vay/không cho vay; trình Trưởng phòng Thẩm định để kiểm tra lại bộ hồ sơ và nội dung của BCTĐ, có ý kiến đề xuất và trình Lãnh đạo phụ trách thẩm định (cũng là Lãnh đạo phụ trách tín dụng) phê duyệt. (Minh hoạ quy trình Giai đoạn 2 tại BCTĐ của phòng Tín dụng ngày 24/8/2012 và BCTĐ của bộ phận Thẩm định ngày 25/8/2012- Bộ hồ sơ của Cty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Trung đính kèm Luận văn ).

Với quy trình thẩm định như trên, không có gì được cải cách so với trước khi thành lập bộ phận Thẩm định đối với các PAV không thông qua bộ phân Thẩm định. Toàn bộ công tác tín dụng do CBTD đảm trách, thực hiện

đúng mục đích của ngân hàng về giao dịch một cửa, thuận tiện cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng. Mặt trái là, khi toàn công việc tập trung cho một người dễ gây ra những sai sót do lỗi chủ quan, hoặc tiêu cực tín dụng có thể làm cho khoản vay trở thành nợ xấu. Các PAV phải thông qua bộ phận Thẩm định, một phần đã đảm bảo tính độc lập, khách quan trong công tác thẩm định. Tuy nhiên, một số BCTĐ khi thông qua bộ phận thẩm định chỉ là hình thức, làm cho phù hợp quy trình mà hiệu quả không được cải thiện hơn, đặc biệt tại các Chi nhánh loại III trực thuộc khi thực hiện thẩm định chéo.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH CHO VAY NGẮN hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 55 - 58)