Thời gian cho một lần thẩm định (Ngày) 2-4 3-4 3-5

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 76 - 79)

( Nguồn: Agribank Chi nhánh Đà Nẵng)

Trong 3 năm qua, tình hình cho vay tiêu dùng của Agribank CN Đà Nẵng có nhiều biến động, một phần do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tác động trực tiếp đến nhu cầu vay tiêu dùng của KH, một phần do chính sách tiền tệ của Chính phủ tác động đến chính sách cho vay tiêu dùng của Agribank CN ĐN cũng như sự cạnh tranh gay gắt để tăng trưởng tín dụng của các TCTD. Qua kết quả tổng hợp trên thể hiện rõ xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như chính sách tín dụng của NH Agribank. Số hồ sơ đề nghị vay giảm dần qua các năm 2010 đến 2012, năm 2011 giảm 16% đến năm 2012 tăng lên chỉ 5,15%. Tỷ lệ số PA được duyệt cho vay tiêu dùng cũng giảm tương đối từ năm 2010 là 79% xuống còn 75%, sang

năm 2012 có tăng lên 81%. Chỉ tiêu này phản ánh công tác tổ chức hoạt động thẩm định, tư vấn KH vay và chất lượng của công tác tiếp thị, tiếp cận thẩm định cho vay tiêu dùng. Năm 2012 tỷ lệ này tăng cao chứng tỏ NH chú trọng đến việc lựa chọn, thu thập thông tin ban đầu tốt nhằm tạo nền tảng cho công tác thẩm định được chặt chẽ, đạt hiệu quả.

Năm 2011 mặc dù số PA có phát sinh nợ xấu có giảm 43 PA nhưng về tỷ lệ số PA phát sinh nợ xấu/ Tổng PA cho vay lại tăng (4,49%), và tình hình được cải thiện tốt hơn vào năm 2012 khi giảm xuống còn 3,12%, chứng tỏ công tác thẩm định cho vay đã có những hiệu quả tích cực. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5, tỷ lệ nợ xấu CVTD tính trên tổng dư nợ CVTD là tỷ lệ để đánh giá chất lượng CVTD của Chi nhánh. Tại Agribank CN Đà Nẵng nợ xấu CVTD trong 3 năm mặc dù thấp (dưới 1%) nhưng tình hình nợ xấu chưa có sự cải thiện đáng kể. Năm 2010 nợ xấu CVTD là 2,41 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,74%/tổng dư nợ CVTD. Đến 2011 nợ xấu tăng lên 2,72 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 0,88%/tổng dư nợ CVTD và tỷ lệ tăng đã lên 0,14%. Sang năm 2012 nợ xấu giảm xuống đáng kể còn 2,18 tỷ đồng, giảm đến 20,1%, tỷ lệ nợ xấu 0,57%/dư nợ CVTD. Tình hình nợ xấu biến động do năm 2010 nền kinh tế bắt đầu suy thoái, nhất là hiện tượng “ đóng băng” của bất động sản nên KH vay tiêu dùng chủ yếu đầu tư vào bất động sản mất khả năng trả nợ, người vay chầy ỳ không trả nợ đúng hạn, sự quản lý theo dõi trả nợ của Ngân hàng chưa chặt chẽ. Trước những nguyên nhân khách quan và chủ quan đó nợ xấu tại Agribank CN Đà Nẵng đã từng bước hạn chế những rủi ro tín dụng đó bằng việc nhận thức, thực hiện hoạt động thẩm định một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu qua 03 năm chưa giảm, năm 2012 Chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ theo quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 29/04/2012 của Thống đốc NHNN Việt Nam nên nợ xấu cho vay tiêu dùng qua năm 2012 đã giảm.

Vì vậy, công tác thẩm định CVTD cần được chú trọng hơn nữa, đồng thời hoàn thiện hơn nữa quy trình, nội dung thẩm định để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Trong thời gian qua tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, công tác thẩm định cho vay tiêu dùng luôn được xem trọng với mục tiêu vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất nên Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện, cải tiến quy trình, quy định cho vay tiêu dùng để công tác thẩm định ngày một chất lượng hơn, hiệu quả hơn, thể hiện ở những mặt sau:

2.3.1. Những thành công trong công tác thẩm định cho vay tiêu dùng

- Các căn cứ, văn bản quy định, hướng dẫn của NHNN, Agribank cụ thể, rõ ràng tạo thuận lợi cho công tác thẩm định đạt kết quả tốt.

- Công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định được thực hiện tương đối chặt chẽ, rõ ràng, sự phân công trách nhiệm cụ thể giúp cán bộ thẩm định hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác thẩm định được phụ trách bởi những cán bộ có trình độ từ đại học trở lên.

- Phần lớn công việc thẩm định cho vay tiêu dùng có mức vay dưới 1 tỷ đồng chỉ do một cán bộ tín dụng phụ trách thực hiện nên quá trình phân tích được liên tục, có hệ thống, tiện lợi và tiết kiệm được chi phí phân tích.

- Các nội dung, kỹ thuật thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank CN Đà Nẵng tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để đưa ra một quyết định cho vay hợp lý. Vì vậy công tác thẩm định cho vay tiêu dùng đã mang lại những thành công nhất định trong hoạt động tín dụng tại Agribank CN Đà Nẵng.

- Thời gian thực hiện thẩm định cho vay tiêu dùng được tuân thủ theo đúng quy định.

- Công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi đã được chú trọng, kiểm tra các khoản vay sau khi cho vay thường xuyên nên tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp, ở mức an toàn (dưới 1%) và năm 2012 đã giảm so với năm 2011.

- Các hoạt động khuyến khích, tuyên dương cán bộ nhân viên cũng như tuyên truyền về những nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm của cán bộ nhân viên luôn được Ban lãnh đạo Agribank xem trọng, đặc biệt Agribank luôn quan tâm tới nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định. Công tác bồi dưỡng, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng thường xuyên đã giúp chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng cao cũng như họ ý thức hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Các trang thiết bị thông tin, cơ sở vật chất được Agibanhk CN Đà Nẵng đầu tư rất tốt nhằm hỗ trợ tối đa cho cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ.

Như vậy với những kết quả đã đạt được, công tác thẩm định đã đóng góp những kết quả tích cực trong suốt quá trình hoạt động vào kết quả HĐKD của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 76 - 79)