PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.2.3. Hoàn thiện chính sách quản trị nguồn nhân lực trong công tác thẩm định cho vay tiêu dùng
thẩm định cho vay tiêu dùng
Yếu tố con người là giải pháp quyết định và quan trọng nhất để công tác thẩm định cho vay tiêu dùng đạt hiệu quả cao. Mọi yếu tố khác dù có hoàn hảo thế nào mà con người không đủ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để thực thi và tuân thủ thì cũng không mang lại kết quả thẩm định cho vay tốt và hạn chế được rủi ro.Vì vậy:
- Cấp quản lý cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của nhân tố con người ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay tiêu dùng của Chi nhánh.
- Cấp quản lý cần hoạch định nguồn nhân lực và phát triển các chương trình nhằm đảm bảo sự sẵn sàng về số lượng và chất lượng mong muốn của lực lượng cán bộ thẩm định cho Chi nhánh ở đúng nơi và vào đúng lúc.
- Cần thường xuyên thu thập, đánh giá, phân tích các đặc điểm cần đáp ứng trong thời đại mới đối với công việc thẩm định để từ đó làm cơ sở cho việc chọn lựa và chương trình huấn luyện, đào tạo các CBTĐ, đảm bảo hệ thống đánh giá và thù lao được xây dựng trên cơ sở nhu cầu và tính chất quan trọng của công việc thẩm định.
- Công tác tuyển dụng và lựa chọn các CBTĐ nên được chú trọng và đảm bảo yêu cầu về sự công bằng, công khai và dân chủ trong việc lựa chọn và
đánh giá ứng viên, tuyển chọn những nhân tài thực sự cần cho công việc thẩm định của Chi nhánh. Cần xây dựng tiêu chí tuyển dụng chuẩn mực cho CBTĐ, xác định rõ các kỹ năng phân tích cần thiết, yêu cầu về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện công việc thẩm định một cách hữu hiệu.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức cho đội ngũ CBTĐ. Để tránh tâm lý chủ quan, thiếu tinh thần học hỏi của một bộ phận CBTĐ, Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ mà kết quả học tập của các khóa học trên được gắn liền với năng suất, hiệu quả công việc, làm tiêu chí để đánh giá cán bộ. Nội dung các khóa học bồi dưỡng chuyên môn cần chú trọng đến thực tiễn, sinh động nhằm tạo sự tích cực, chủ động trong việc tiếp thu và giải quyết những thắc mắc trong thực tế làm việc của các CBTĐ. Ngoài ra, các kiến thức còn được mở rộng hơn, không chỉ gói gọn trong công tác chuyên môn về thẩm định tín dụng mà còn liên quan đến những kỹ năng hỗ trợ khác không kém phần quan trọng trong quá trình tác nghiệp của CBTĐ như kiến thức về pháp luật, kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, khả năng giao tiếp ứng xử và đàm phán với KH, khả năng nhận định, đánh giá KH, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
- Hàng năm NH tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm tuyên dương, khen thưởng các cá nhân xuất sắc toàn diện cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ chi phí cho các cán bộ nhân viên được đi học nâng cao trình độ. Tổ chức các buổi thảo luận, tham quan các đơn vị tiên tiến trong các ngành, lĩnh vực khác nhau để CBTĐ học hỏi lẫn nhau, nắm bắt thông tin thị trường.
- Agribank Chi nhánh Đà Nẵng cần chú trọng tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính kỷ cương tuân thủ quy định tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của CBTD và CBTĐ.
- Định kỳ đánh giá thành tích, kiểm soát quá trình thực hiện công việc thẩm định và thành quả của nó. Đó là cơ sở để có chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý, chế tài xử phạt nghiêm khắc những sai phạm nhằm tạo động lực cho sự nỗ lực của các CBTĐ, sự vươn lên khẳng định vai trò và tầm quan trọng của họ vì mục tiêu chung của Chi nhánh cũng như hạn chế tình trạng chảy máu chất xám những cán bộ thẩm định giỏi, nòng cốt sang các NHTM khác.
- Đối với những CBTĐ vi phạm quy chế, quy trình thẩm định phải được xử lý nghiêm khắc gắn với trách nhiệm bồi thường vật chất, CBTĐ tha hóa đạo đức nghề nghiệp, cố ý không chấp hành quy trình nghiệp vụ dẫn đến tổn thất nghiêm trọng phải bị xử lý nghiêm minh.