Những nguyên nhân hạn chế trong công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Agribank Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 85)

dùng tại Chi nhánh Agribank Đà Nẵng

* Nguyên nhân từ phía NH:

- Tính kỷ cương, kỷ luật tuân thủ chấp hành quy định tín dụng, bên cạnh đó là sự tha hóa, biến chất, đạo đức nghề nghiệp của của một số CBTD chưa tốt. Một số CBTD lợi dụng việc các khoản cho vay tiêu dùng có giá trị không lớn nên chỉ thẩm định một cách sơ sài, đối phó để đưa ra BCTĐ hình thức.

- Số lượng và chất lượng của CBTD không đồng đều, năng lực, kinh nghiệm của nhiều CBTD còn hạn chế, không chuyên sâu về nghiệp vụ thông tin tín dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định, do đó các nguồn thông tin không khai thác triệt để dẫn đến không đánh giá chính xác cũng như đo lường những mức độ rủi ro khi cho vay khi phân tích tín dụng.

- Chính sách quản trị nguồn nhân lực của Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Chính sách tuyển dụng, đào tạo CBTD theo những tiêu chuẩn chung của cán

bộ ngành NH, chưa có sự chuyên sâu cụ thể theo chuyên môn và yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó chính sách động viên khuyến khích, cơ chế, chế tài xử lý vi phạm chưa hợp lý nên tạo ra những rủi ro về đạo đức nghề nghiệp của CBTD. Đồng thời do hạn chế của chính sách quản trị nguồn nhân lực nên đã có sự chảy máu chất xám những cán bộ giỏi, có chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm sang các NHTM cổ phần.

- CBTD làm công tác thẩm định chưa thực sự tin tưởng và xem trọng vào công tác thẩm định sẽ đem lại kết quả tốt hơn, vì thế họ làm việc chưa thực sự nghiêm túc, chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình thẩm định, thẩm định các điều kiện vay vốn còn sơ sài.

- Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định còn hạn chế, chưa phong phú, chất lượng còn thấp, chưa có nguồn thông tin được cung cấp mang tính chuyên, nguồn thông tin để thẩm định chủ yếu do KH là từ hồ sơ vay vốn của KH mà mức độ tin cậy của nguồn này không cao. Nguồn thông tin thu thập thêm bên ngoài còn hạn chế về thời gian và chi phí thẩm định thông tin do đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đánh giá về khoản vay của các CBTD cũng như là căn cứ để đánh giá xếp hạng tín dụng cho KH vay tiêu dùng.

- Một trong những nguyên nhân công tác thẩm định chưa thực hiện tốt mục tiêu hạ thấp tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng là do việc xác định mức trả nợ và phân kỳ trả chưa thực sự hợp lý, phù hợp với thu nhập, chi tiêu của KH tạo nên gánh nặng về chi phí phải trả hàng tháng lên KH vay dẫn đến họ phải cố gắng xoay xở từ các nguồn tín dụng đen với lãi suất cao. Đó là một trong những lý do dẫn đến sự mất khả năng trả nợ của KH vay tiêu dùng.

* Từ phía KH:

- Nhiều KH không cung cấp thông tin một cách trung thực khi lập hồ vay vốn dẫn đến thông tin không chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay.

* Môi trường vĩ mô:

- Sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế từ năm 2010 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, tình trạng thất nghiệp của người lao động, lạm phát, giá cả sinh hoạt tăng cao… Dẫn đến khả năng tiên lượng về những rủi ro xảy ra bị hạn chế, cũng như khả năng trả nợ của người vay tiêu dùng. Do đó, nợ quá hạn, nợ xấu về cho vay tiêu dùng tại Agribank CN Đà Nẵng còn cao.

- Môi trường pháp lý: hệ thống các văn bản pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo hiện nay không những gây ra khó khăn cho NH mà còn gây khó khăn cho KH, bên cạnh đó là việc lợi dụng những kẻ hở của pháp luật mà một số KH cấu kết với CBTD để chiếm dụng vốn của NH.

- Môi trường cạnh tranh: Sự cạnh tranh để tăng trưởng tín dụng ngày càng cao đòi hỏi các TCTD phải kịch liệt chạy đua tìm kiếm khách hàng vay, hiện nay tập trung chủ yếu vào cho vay tiêu dùng. Họ đã đưa ra các lời chào mời cho vay tiêu dùng với lãi suất hấp dẫn, điều kiện tín dụng rất thông thoáng do đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định cho vay, tạo nên môi trường tài chính không lành mạnh, nợ xấu của các TCTD ngày càng tăng cao do công tác thẩm định không phát huy được vai trò ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những lý luận về thẩm định cho vay tiêu dùng được nghiên cứu ở Chương 1, tác giả đi vào thực tế nghiên cứu về Agribank CN Đà Nẵng qua quá trình hình thành phát triển, môi trường hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động CVTD và phân tích công tác thẩm định của Chi nhánh trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD đã tác động đến chính sách tín dụng, công tác thẩm định cho vay tiêu dùng của Chi nhánh.

Bên cạnh những kết quả đạt được như quy trình thẩm định tương đối chặt chẽ, rõ ràng, nội dung thẩm định đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đưa ra để có một quyết định cho vay hợp lý, công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi được xem trọng, tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng tương đối thấp thì công tác trên vẫn còn tồn tại các hạn chế nhất định bởi các nguyên nhân khách quan từ phía các khách hàng, môi trường vĩ mô và nguyên nhân chủ quan từ bản thân nội lực của Agribank CN Đà Nẵng.

Những hạn chế trong công tác thẩm định cho vay tiêu dùng có thể kể đến là công tác này chưa được thực hiện một cách khách quan, độc lập, CBTD phải phụ trách nhiều lĩnh vực, kinh nghiệm lại hạn chế nên chất lượng thẩm định chưa cao, xếp hạng tín dụng KH còn nặng tính hình thức, tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo tiền vay nên việc thẩm định cũng sơ sài, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa được khách quan, độc lập

Với thực trạng còn nhiều hạn chế trong khi công tác cho vay đòi hỏi sự an toàn, chính xác, giảm thiểu rủi ro ngày một cao thì buộc Agribank CN Đà Nẵng phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay tiêu dùng để phù hợp với tình hình mới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 85)