Kiến nghị đối với Ngân hàng Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 103 - 108)

- Khi thẩm định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải tham khảo những nguồn thông tin tin cậy, cập nhật thị trường nhằm hạn chế việc đánh giá tài sản

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng Agribank Việt Nam

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng toàn hệ thống, vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng, vừa ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng thì NH Agribank Việt Nam cần chú trọng đến một số vấn đề sau:

- Thành lập các bộ phận chuyên môn hóa trong bộ phận tín dụng đối với các Chi nhánh cấp 1 như: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận tác nghiệp theo từng chức năng như đã trình bày ở giải pháp nhằm giảm thiểu tiêu cực, hạn chế rủi ro.

- Đầu tư công nghệ thu thập, xử lý thông tin, triển khai và đào tạo các ứng dụng, phần mềm lưu trữ cơ sở dữ liệu KH vay tiêu dùng phục vụ cho công tác thẩm định.

- Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả công tác thẩm định định kỳ 6 tháng, 1 năm nhằm phân tích, đánh giá những mặt được, chưa được của công tác thẩm đinh, từ đó rút ra những kinh nghiệm để công tác thẩm định ngày càng hoàn thiện hơn.

- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ, nhân viên của Chi nhánh nói chung và các CBTĐ của Chi nhánh nói riêng. Qua đó trang bị thêm kiến thức mới, trang bị lại những kiến thức cũ cho các CBTĐ. Mặc khác tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận, các cuộc thi đua CBTD, CBTĐ giỏi giữa các Chi nhánh với nhau, nhằm khích lệ tinh thần tự học hỏi của các Chi nhánh, qua đó các Chi nhánh có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của nhau.

Bên cạnh đó luôn chú ý đến việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho CBTĐ. Xem xét, đánh giá để đề bạt, bố trí, luân chuyển CBTĐ phù hợp năng lực chuyên môn.

của nhân viên bên cạnh đó cũng có những biện pháp xử lý nghiêm khắc những cán bộ cố tình vi phạm, làm sai quy định của NH nhằm loại bỏ những rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

- Hoàn thiện hơn nữa các tiêu chí đánh giá, chấm điểm tín dụng cho KH vay tiêu dùng một cách chi tiết, cụ thể để công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng cho KH thực sự là công cụ, căn cứ khoa học để phục vụ cho công tác thẩm định cho vay tiêu dùng. Từng bước xây dựng chương trình chấm điểm tự động cho KH vay tiêu dùng bởi vì đây là nhóm KH tiềm năng mà NH đang hướng đến với số lượng rất lớn, nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao.

- Trong hệ thống Agribank nên tổ chức hệ thống cập nhật, tổng hợp, lưu trữ thông tin KH trên máy tính, chia sẻ thông tin về KH với các NHTM khác trên địa bàn, mở rộng mạng lưới thông tin và sử dụng thông tin hiệu quả nhất phục vụ công tác thẩm định tín dụng.

KẾT LUẬN

P.Volker, Cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã từng nói: “ Nếu NH không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”.

Điều đó cho thấy, kinh doanh NH luôn gắn liền với rủi ro, đây là một thực tế khách quan, không thể tránh khỏi, xảy ra ở bất kỳ NH nào, kể cả NH hàng đầu trên thế giới bởi hoạt động cho vay luôn chứa đựng các rủi ro ngoài tầm kiểm soát của con người.

Có thể nói chất lượng thẩm định tín dụng luôn là yếu tố trọng tâm, có tính chất quyết định tới chất lượng các khoản cho vay nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của NH nói chung, khi mà hiện nay hoạt động cho vay vẫn chiếm tới hơn 80% hoạt động kinh doanh của NH. Bởi lẽ, chỉ những sơ suất nhỏ trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng.

Vì vậy, mục tiêu chính mà các NHTM hướng đến là làm sao để đo lường mức độ rủi ro, hạn chế được những rủi ro mang tính chủ quan từ yếu tố con người và những rủi ro có thể kiểm soát được, từ đó nhằm ngăn ngừa và khống chế rủi ro tín dụng ở mức độ thấp nhất sơ thể, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của NH, ổn định thị trường tài chính.

Hiện nay, công tác thẩm định cho vay nói chung và thẩm định cho vay tiêu dùng nói riêng tại Agribank Chi nhánh ĐN đang là mối quan tâm hơn bao giờ hết, bởi chất lượng thẩm định cho vay đang là vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản lý cùng với tỷ lệ nợ xấu đang cao, tình trạng không tuân thủ quy trình thẩm định cho vay cũng như hàng loạt các vấn đề khác mà chất lượng công tác thẩm định cho vay là nguyên nhân sâu xa.

đang ở mức khá thấp, có thể chấp nhận được nhưng trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động này thì rủi ro tín dụng tiềm ẩn là khá cao. Vì vậy, việc sử dụng những kỹ thuật nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án vay tiêu dùng là vô cùng cần thiết đối với việc ra quyết định cho vay tiêu dùng của Chi nhánh.

Trong thời gian qua, công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Agribank CN Đà Nẵng đã đem lại những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh, tuy vậy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Dựa trên những cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng và thẩm định cho vay tiêu dùng. Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động thẩm định cho vay tiêu dùng, chỉ ra những mặt được như: Công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định được thực hiện tương đối chặt chẽ, quy trình thẩm định từng bước được hoàn thiện, rõ ràng, nội dung thẩm định đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đưa ra để có một quyết định cho vay hợp lý, công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi được xem trọng, tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng tương đối thấp thì công tác trên vẫn còn tồn tại các hạn chế nhất định bởi các nguyên nhân khách quan từ phía các khách hàng, môi trường vĩ mô, môi trường kinh doanh và nguyên nhân chủ quan từ bản thân nội lực của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng.Những hạn chế trong công tác thẩm định cho vay tiêu dùng có thể kể đến là công tác này chưa được thực hiện một cách khách quan, độc lập, CBTD phải phụ trách chung các lĩnh vực cho vay, kinh nghiệm lại hạn chế nên chất lượng thẩm định chưa cao, xếp hạng tín dụng KH còn nặng tính hình thức, tiêu chí chấm điểm còn đơn giản, quá ít, chất lượng công tác thẩm định không đồng đều trong toàn Chi nhánh, các quy định về biện pháp đảm bảo tiền vay chưa được thực hiện nghiêm túc, thẩm định còn sơ sài, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa được khách quan, độc lập...

Trong phạm vi luận văn của mình, tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng đối với Chi nhánh

Agribank VN như: Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, nội dung thẩm định cho vay tiêu dùng, hoàn thiện chính sách quản trị nguồn nhân lực trong công tác thẩm định cho vay tiêu dùng, tăng cường công tác thu thập, tiếp cận và xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định, hoàn thiện hơn nữa công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH, xác định kỳ hạn trả nợ vay phù hợp với tình hình thu nhập và chi phí tiêu dùng hàng tháng của khách hàng, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thẩm định cho vay tiêu dùng, chú trọng việc thẩm định hình thức cho vay tiêu dùng không có đảm bảo tiền vay, tăng cường công tác thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay, định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá công tác thẩm định nói chung và thẩm định cho vay tiêu dùng nói riêng...Bên cạnh đó không thể thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ, đổi mới tư duy của Chính phủ, các Bộ, Ban ngành liên quan, của NHNN và Agribank VN.

Mặc dù vậy, do hạn chế về thời gian và năng lực, Luận văn nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để Luận văn thêm hoàn chỉnh.

Qua đây tôi xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn đối với Thầy giáo hướng dẫn TS. Hồ Hữu Tiến, người đã chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 103 - 108)