Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 88 - 89)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định cho vay tiêu dùng

với thực tiễn, khoa học và đồng bộ giúp CBTD thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đơn giản hóa các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo các quy định của Agribank Việt Nam, thời gian giải quyết hồ sơ cho vay nhanh.

- Cải thiện chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, phối hợp từ các nguồn khác nhau để phân tích.

- Quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu theo mục tiêu đã đề ra.

- Phân tích xếp loại khách hàng, đánh giá chất lượng tín dụng theo từng đối tượng khách hàng cụ thể để thực hiện việc cho vay có chọn lọc.

- Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với công tác thẩm định, đánh giá khách quan, rà soát kịp thời để có những biện pháp phòng ngừa, khắc phục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định cho vay tiêu dùng vay tiêu dùng

Trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động thẩm định thì việc tổ chức, phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp hạn chế được rất nhiều công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo, tăng tính chuyên môn hóa, giảm thiểu đáng kể thời gian thẩm định, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh mà chất lượng công tác thẩm định cho vay tiêu dùng đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, đề nghị trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động của Chi nhánh theo hướng:

- Tách bạch giữa các chức năng bán hàng và thẩm định, phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý giữa CBTD và CBTĐ để đảm bảo việc thực hiện được công khai, độc lập, kết quả thẩm định được khách quan. Với tầm quan trọng của thẩm định cho vay, việc phân tách bộ phận tín dụng thành các

bộ phận chuyên môn khác nhằm giảm thiểu tiêu cực, hạn chế rủi ro chủ quan là giải pháp cần thiết và rất quan trọng.

Có thể thực hiện chuyên môn hóa bộ phận tín dụng thành các bộ phận như sau:

+ Bộ phận quan hệ KH: tập trung chủ yếu vào các hoạt động tiếp thị, tiếp xúc, khởi tạo và hướng dẫn các thủ tục tín dụng theo quy định của NH. Những công việc này do các CBTD đảm trách.

+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: thực hiện các bước theo quy trình thẩm định tín dụng một cách độc lập, đưa ra các ý kiến về cấp tín dụng, cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ KH. Những công việc này do CBTĐ thực hiện.

+ Bộ phận tác nghiệp: thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay theo đúng quy định, giám sát quá trình sử dụng vốn và trả nợ của KH.

Việc thực hiện theo cơ chế trên sẽ giúp giảm tải cho CBTĐ, giúp họ có thêm thời gian chuyên tâm với công việc, nghiên cứu và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết nhằm thẩm định cho vay đạt chất lượng và hiệu quả hơn.

- Quy hoạch, kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ CBTĐ theo yêu cầu công việc, đối tượng khách hàng, đảm bảo sắp xếp CBTĐ có nhiều kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có bản lĩnh, chính kiến, có tâm với nghề, có tinh thần học hỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Đồng thời thường xuyên cử CBTĐ đi thực tế tìm hiểu, tiếp xúc với những lĩnh vực phụ trách để họ học hỏi thêm những kỹ năng, kiến thức giúp cho quá trình thẩm định cho vay tiêu dùng chính xác hơn, hạn chế những phán đoán sai lầm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 88 - 89)