Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 79 - 81)

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên thì vẫn tồn tại một số hạn chế trong công tác thẩm định tại Agribank Đà Nẵng như sau:

- Công tác tổ chức, phân công trách nhiệm thẩm định cho vay tiêu dùng còn chồng chéo, chưa khách quan, không thực sự mang lại hiệu quả cao. Mặc dù tại Chi nhánh mới thành lập phòng thẩm định nhưng một PA vay được chia thành 02 trình tự thực hiện, 01 qua phòng Thẩm định tín dụng độc lập, 01 do phòng TD đảm trách. Về hình thức thì ta thấy có sự phân công trách nhiệm nhưng về hiệu quả thì không đảm bảo bởi vì tại Hội sở của Chi nhánh phòng TĐ mới thành lập thì PA vay có tới 02 BCTĐ độc lập do Phòng TD và Phòng TĐ lập, và được duyệt bởi một lãnh đạo phụ trách. Còn tại các Chi nhánh trực thuộc thì chưa có phòng thẩm định độc lập lại do phòng TD phụ trách thẩm định,

vì phần lớn các CBTD vừa phụ trách cho vay vừa là cán bộ thẩm định nên không tránh khỏi tính chủ quan cao do phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp của CBTD, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định.

- CBTD phụ trách tất cả các loại hình cho vay, chưa phân công một cách chuyên sâu, kinh nghiệm có hạn nên không phát huy hết thế mạnh, tận dụng những kinh nghiệm, am hiểu của họ. Vì vậy khiến chất lượng thẩm định không cao.

- Với khối lượng công việc quá tải, trong khi Agribank CN Đà Nẵng chưa xây dựng phần mềm chương trình ứng dụng cho công tác thẩm định thì một CBTD không thể đáp ứng được các yêu cầu của công tác thẩm định một cách khách quan, trung thực và chất lượng.

- Việc thực thi một số bước trong quy trình thẩm định chưa tuân thủ một cách đầy đủ, gặp khó khăn như: việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thẩm định năng lực tài chính của KH.

- Việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng để áp dụng các chính sách tín dụng, các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng chưa được CBTD thực hiện nghiêm túc đối với các PA vay trên 500 triệu đồng, mang nặng tính hình thức, chưa chính xác. Với mức vay còn lại thì hệ thống chấm điểm và xếp hang còn sơ sài, chưa thực sự là căn cứ đáng tin cậy trong việc đánh giá mức độ rủi ro trong cho vay tiêu dùng.

- Ở khâu thẩm định các hồ sơ cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng tài sản chưa được thực hiện nghiêm túc, CBTD có tâm lý ỷ lại tài sản bảo đảm nên công tác thẩm định một phần bị xem nhẹ, thẩm định sơ sài, đánh giá giá trị của tài sản chưa sát với giá thị trường.

- Phương pháp thẩm định bằng hệ thống điểm số chưa thực sự có hiệu quả và đáng tin cậy do chất lượng của nguồn thông tin thu thập chưa cao.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với công tác thẩm định chưa đánh giá độc lập, khách quan do chịu sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc Chi nhánh.

- Việc kiểm soát được thực hiện vào giai đoạn ngay sau khi giải ngân và kiểm soát nội bộ theo định kỳ hoặc đột xuất chỉ phục vụ cho việc cảnh báo rủi ro tín dụng mới phát sinh, đề xuất các biện pháp khắc phục, chấn chỉnh sai phạm khi mà công tác thẩm định đã hoàn tất.

- Kết quả của công tác thẩm định cho vay tiêu dùng được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh vẫn cón cao. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng so với tỷ lệ nợ xấu ở các loại cho vay khác là thấp nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao so với một số NHTM khác.

- Chưa thận trọng trong việc đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay, các CBTD chưa thực sự tuân thủ các yêu cầu cũng như điều tra, thu thập thông tin, đánh giá tài sản một cách nghiêm túc. Một yếu tố chủ quan khác cũng chi phối đó là sự thân quen của KH đi vay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 79 - 81)