Quảng cáo là một công cụ được các DN XNK rất chú trọng nhằm đưa sản phẩm của DN đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các DN Việt Nam còn rất yếu trong công tác quảng bá sản phẩm của mình. Dù Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, thậm chí tại thời điểm hiện nay, gạo của Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan để trở thành nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, tuy nhiên, gạo Việt Nam chưa được người tiêu dùng thế giới biết tới. Do công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh chưa được chú trọng. Chúng ta chỉ tập trung chủ yếu vào việc sản xuất lúa gạo, quan tâm đến khối lượng gạo xuất khẩu mà chưa có sự quan tâm đầy đủ đúng mức đến khâu xúc tiến thương mại, quảng bá hạt gạo- một yếu tố quan trọng góp phần tạo thị trường đầu ra đồng thời nâng cao giá trị hạt gạo.
Về vấn đề thương hiệu hàng nông sản, chúng ta có Hội đồng thương hiệu quốc gia và hàng năm hội đồng này đều có yêu cầu các DN, các hiệp hội ngành nghề, các địa phương đăng ký và thực hiện các thủ tục để xây dựng các thương hiệu đối với những sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên với mặt hàng gạo, hiện nay gạo Việt Nam xuất khẩu trên thế giới chưa có một thương hiệu chung cho tất cả gạo xuất khẩu của quốc gia như các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Một số thương hiệu gạo đã nổi tiếng như gạo tám xoan Hải Hậu, tám dâu Nam Định, tám Điện Biên, gạo Bắc hương Thái bình, gạo Hương miên Cao Bằng, nàng thơm Chợ Đào, gạo hương lài, gạo thơm An Giang… Tuy nhiên, những thương hiệu này chỉ được người tiêu dùng trong nước biết tới và trên thị trường vẫn tràn ngập loại gạo có thương hiệu nhưng chất lượng không phải loại gạo của thương hiệu đó. Trên thị trường thế giới tên gọi cho gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn chưa có, chủ yếu chỉ biết đến tên gọi gạo trắng Việt Nam nói chung. Trên thế giới có nhiều thương hiệu gạo đã thành danh như: Hoa Lài, Jasmines, Cao đắc ma li,... và khi nói đến một thương hiệu gạo nào đó thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến nước sản xuất ví dụ như gạo Jasmine của Thái Lan, gạo Basmati
của Ấn Độ…mà người tiêu dùng trên giới đã biết đến lâu nay cũng như các loại gạo này đều gắn liền với một chất lượng nhất định mà người tiêu dùng tin tưởng. Do đó, vấn đề thương hiệu tại Việt Nam không chỉ đơn giản là tạo một cái tên chung cho hạt gạo nước ta mà còn là vấn đề về chất lượng. Thương hiệu ở đây gắn liền với hạt gạo có chất lượng cao và ổn định. Thực tế, vấn đề tạo dựng thương hiệu cho hạt gạo từ trước đến nay đã được bàn đến nhiều nhưng chưa ai đề ra những bước đi cụ thể và hiệu quả để đánh bóng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Hạt gạo Việt Nam muốn tìm đến thị trường cao cấp, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng bằng được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Dù đã biết đến tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu chung cho cả nước, tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu đối với gạo Việt Nam rất khó khăn và hiện chúng ta chỉ đang trong giai đoạn đầu xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Hiện chúng ta đang dần nâng cao chất lượng gạo từ sản xuất các giống gạo cấp thấp sang các giống gạo có chất lượng tốt hơn. Chúng ta đã chuyển dần từ nước xuất khẩu gạo phẩm chất thấp thành nước xuất khẩu gạo chất lượng trung bình trên thế giới. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền và xúc tiến thương mại cũng đang được tiến hành mạnh mẽ hơn để đưa thương hiệu gạo Việt Nam đến tai người tiêu dùng thế giới. Tại thị trường Trung Đông, hoạt động xúc tiến và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam mới được quan tâm và bước đầu thực hiện trong thời gian gần đây.Các hoạt động xúc tiến thương mại đối với hạt gạo của Việt Nam chủ yếu dưới các hình thức như tham dự hội chợ triễn lãm gạo Dubai, tổ chức các hội thảo chuyên đề tìm hiểu về thị trường Trung Đông cho các DN Việt Nam…Các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian qua khá hiệu quả, bước đầu tạo được những bước đi đầu tiên cho gạo Việt Nam thâm nhập vào thị trường cao cấp ở khu vực này như UAE, Ca-ta... Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008- 2015” Bộ Công Thương cũng đã xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2015. Đây là những bước đột phá quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông, góp phần tạo cơ sở cho hoạt động xúc tiến thương mại cho gạo Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là những hoạt động xúc tiến thương mại sơ bộ để tìm hiểu về thị trường, chưa thật sự góp phần quảng bá được hình ảnh cũng như chất lượng gạo Việt Nam đến với
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hiện nay thông tin về thị trường này còn rất hạn chế đối với các DN Việt Nam do khoảng cách địa lý, sự bất đồng về ngôn ngữ. Do đó, việc xây dựng hệ thống thông tin và phổ biến thông tin rộng rãi hơn về thị trường Trung Đông cho mục đích xúc tiến thương mại hạt gạo là rất cần thiết.
2.2.5. Nhân lực
Tuy số lượng và tỉ trọng lao động của ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007-2012 có xu hướng giảm xuống nhưng nhìn chung tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam ở mức rất cao. Hiện nay lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 45% tổng số lực lượng lao động của Việt Nam. Theo thống kê năm 2011 nước ta có hơn 50 triệu người trong độ tuổi lao động. Như vậy, nước ta có khoảng 23 triệu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mà lao động trồng lúa chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số 23 triệu lao động này. Như vậy có thể thấy, nguồn nhân lực cho mặt hàng gạo ở nước ta rất dồi dào về số lượng.
Bảng 2.3: Lực lượng lao động ngành nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: Nghìn người
2005 2007 2008 2009 2010 2011
Số lượng 23.563,2 23.931,5 24.303,4 24.605,9 24.279,0 24.362,9
Tỷ trọng 55,1% 52,9% 52,3% 51,5% 49,5% 48,4%
Nguồn: Thống kê dân số và lao động năm 2011, Tổng cục thống kê
Lực lượng lao động Việt Nam được đánh giá là trẻ, cần cù, siêng năng, chịu khó. Trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp được tăng lên đáng kể. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ ngành có liên quan tổ chức các khóa đào tạo, chuyên đề, lớp bồi dưỡng kiến thức cho bà con nông dân trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch cây lúa. Bên cạnh đó, nhà nước còn có chính sách xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực nông nghiệp. Bộ NN&PTNT phối hợp với viện nghiên cứu lúa và các trường đại học đào tạo các kỹ sư nông nghiệp chuyên về trồng lúa và có chính sách khuyến khích đội ngũ kĩ sư này về các vùng sâu vùng xa nhằm chuyển giao kĩ thuật cho bà con nông dân, góp phần nâng cao trình độ lao động trực tiếp trồng lúa ở nông thôn. Nhờ vào đó, trong những năm qua, lực lượng có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao trong lĩnh
vực nông nghiệp ngày càng gia tăng. Hiện tại, giá nhân công ở Việt Nam còn thấp, đặc biệt nhân công trong lĩnh vực nông nghiệp dẫn đến chi phí sản xuất lúa gạo của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu gạo khác như Hoa Kỳ, Pakistan…tạo thuận lợi rất lớn cho xuất khẩu gạo ở nước ta. Thêm vào đó, Nhà nước thường xuyên có nhiều chính sách hỗ trợ các hộ trồng lúa áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thâm canh cây lúa. Ví dụ như Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí mua máy gặt đập liên hợp, máy cắt, bình phun thuốc, máy bom cho bà con nông dân góp phần cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, qua đó, trình độ lao động nông nghiệp được nâng lên rõ rệt.
Tóm lại, yếu tố nguồn nhân lực là một lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu gạo. Việt Nam có lực lượng lao động cho nông nghiệp dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực cho trồng lúa còn thấp nhưng đang có dấu hiện tăng lên đáng kể nhờ vào những biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước.
Năm
Xuất khẩu gạo của Việt Nam
Tổng giá trị
xuất khẩu Xuất khẩu gạo xuất khẩuTổng giá trị RCA (1) của Việt Nam của thế giới (3) của thế giới (4) 5=(1/2):(3/4)
(2) 2007 1.489.970 48.561.343 13.202.272 13.919.589.716 32,35 2008 2.895.938 62.685.130 21.187.220 16.077.386.455 35,06 2009 2.666.062 57.096.274 18.627.989 12.394.451.263 31,07 2010 3.247.860 71.600.000 19.270.178 15.113.947.126 35,58 2011 3.656.806,54 96.905.674 18.511.679 17.579.205.293 35,83