biến lúa gạo
Ngành công nghệ xay xát và chế biến gạo đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng gạo xuất khẩu. Mục đích của việc xay xát, chế biến lúa gạo là tách vỏ hạt gạo, làm gia tăng độ sáng, trắng, bóng của hạt gạo. Ngành công nghệ xay xát lúa gạo phát triển góp phần làm giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo, gia tăng chất lượng và hiệu quả cho gạo xuất khẩu. Nếu hạt gạo chế biến không tốt sẽ bị gãy vỡ, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, hạt gạo bị ẩm móc, bị vàng…làm giảm phẩm chất và giá trị thương mại của gạo. Có thể nói, khâu chế biến là khâu rất dễ gây ra khuyết tật
cho hạt gạo. Nên ngành công nghiệp chế biến xay xát gạo rất quan trọng và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng gạo thành phẩm.
Ngành công nghiệp xay xát chế biến lúa gạo trong những năm qua đã có những bước tiến nhảy vọt, từ chế biến, bảo quản thủ công, hiện nay đã được cơ giới hóa phần lớn tất cả các khâu.
• Thu hoạch phơi sấy và bảo quản
Hiện nay, nông dân Việt Nam chủ yếu thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ khô của đất và tính sẵn có của máy móc. Hiện nay số lượng máy gặt đập trên diện tích đất thu hoạch còn thấp cho nên ứng dụng máy móc trong thu hoạch tại Việt Nam vẫn chưa cao. Tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch của Việt Nam thuộc hàng cao nhất khu vực Châu Á dao động trong khoảng 9-17%, thậm chí 20- 30%, tùy từng khu vực và mùa vụ.
Hạt gạo sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô làm mất nước để tránh bị ẩm móc trong quá trình chế biến và sử dụng đồng thời giúp cho khâu xay xát, tách vỏ dễ dàng thực hiện hơn. Phơi sấy thóc ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là phơi nắng nên việc phơi sấy còn rất bị động và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Khi thời tiết không thuận lợi, hạt thóc bị ẩm ướt, ngả màu, hóc hơi..làm cho tỉ lệ gạo gãy cao khi xay xát. Hiện nay, Việt Nam đã có các lò sấy lúa ở nhiều nơi. Tuy nhiên, quy mô các lò sấy đa số còn nhỏ, trang thiết bị sấy lạc hậu, thô sơ, chất lượng sấy chưa cao dẫn đến hạt lúa sau khi sấy cho ra hạt gạo phẩm chất thấp.
• Công nghiệp xay xát
Sau khi phơi khô, hạt gạo được đưa vào máy để lọc ra những chất bụi bẩn. Sau đó, hạt gạo được bóc vỏ cho ra gạo lức và gạo lức được xát trắng để loại bỏ lớp cám cho ra gạo trắng nhưng vẫn giữ được các chất dinh dưỡng có trong hạt gạo. Hạt gạo trắng sẽ được đánh bóng để giúp cho hạt gạo sáng bóng, và đồng kích cỡ, đồng thời giúp cho hạt gạo giữ được lâu hơn. Cuối cùng, tùy theo loại gạo cần dùng có chất lượng như thế nào (bao nhiêu % tấm) mà gạo được đưa qua sàn lọc để cho ra loại gạo có tỉ lệ tấm phù hợp.
Hiện nay, tại Việt Nam, quy trình như trên đã được cơ giới hóa ở hầu hết các khâu. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề như sau.
Thứ nhất, đa phần các cơ sở xay xát ở nước ta còn nhỏ lẻ, phân tán, công suất chưa cao. Số lượng các nhà máy xay xát rất nhiều tuy nhiên công suất của mỗi nhà
máy còn thấp. Điều này làm cho chất lượng gạo xuất khẩu chưa được đồng nhất và đảm bảo. Các cơ sở xay xát nhỏ lẻ không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng cho hạt gạo làm ảnh hưởng chung đến chất lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Hiện ước tính số lượng các DN xay xát nhỏ và vừa chiếm tới 70% số lượng DN xay xát cả nước.
Thứ hai là thiết bị, máy móc xay xát vẫn còn lạc hậu, yếu kém, khâu vệ sinh công nghiệp chưa dược đảm bảo. Như trên đã nói, các DN của Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ lẻ, vốn còn rất hạn chế, không có khả năng đầu tư mới trang thiết bị máy móc hiện đại.
Bên cạnh đó, một số DN còn trộn các loại gạo chất lượng thấp chung với gạo chất lượng cao nhằm tăng thêm lợi nhuận. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của DN nói riêng và chất lượng cũng như uy tín gạo Việt Nam nói chung.
Để khắc phục được những điều trên, Nhà nước đã ban hành Nghị định 109/NĐ- CP có hiêu lực từ ngày 1/1/2011. Nghị định đưa ra những điều kiện khắc khe đối với các DN tham gia xuất khẩu gạo nhằm tránh tình trạng làm ăn manh mún, giúp tập trung các đầu mối xuất khẩu để dễ dàng hơn trong khâu quản lý hoạt động xuất khẩu gạo cũng như quản lý được chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu. Hiện nay Nghị định vẫn đang trong quá trình thực hiện.
• Công nghệ bao bì.
Gạo Việt Nam chủ yếu được xuất thô sang thị trường Trung Đông nên khâu bao bì chưa được chú trọng. Hiện chúng ta còn rất yếu kém so với đối thủ Thái Lan về khâu bao bì. Gạo Việt Nam chủ yếu được đóng trong những bao PP có khối lượng 50kg và xuất thô sang thị trường Trung Đông. Trong khi đó, Thái Lan đã đầu tư bao bì riêng cho gạo xuất khẩu. Không chỉ xuất thô gạo sang Trung Đông, gạo Thái Lan còn được đóng gói trong những bao có khối lượng nhỏ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Trên những bao bì của gạo Thái Lan có ghi tên thương hiệu gạo, nhãn mác, xuất xứ…nên được người tiêu dùng ở các thị trường cao cấp ưa chuộng.