Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 67 - 68)

Hiện nay tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa ở nước ta còn rất cao. Việc công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến là cần thiết nhằm giảm thiểu tỉ lệ tổn thất từ khâu thu hoạch đến bảo quản, cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao giá xuất khẩu của hạt gạo nước ta.

Bộ NN&PTNT cần phối hợp với bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, chế biến. Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến và chế tạo các loại máy cắt, máy gặt đập phù hợp với điều kiện canh tác cụ thể của Việt Nam. Bộ khoa học và Công nghệ cần tiến hành đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, giảm thiểu tình trạng phải NK các loại máy móc cho nông nghiệp vì chi phí cho NK máy móc rất cao. Đặc biệt trong khâu phơi sấy, cần nghiên cứu và xây dựng các nhà máy sấy có công suất lớn và sử dụng các loại nhiên liệu có sẵn ở địa phương như rơm, rạ, trấu, than củi…Để làm được điều này đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực có trình độ khoa học kĩ thuật cao. Do đó, bên cạnh sự phối hợp của Bộ Khoa học công nghệ cần có sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đào tạo nguồn kỹ sư có trình độ cao. Chúng ta có thể đầu tư cho kĩ sư chúng ta tu nghiệp ở nước ngoài để học hỏi những kĩ thuật sản xuất tiên tiến ở các nước có nền cơ khí nông nghiệp phát triển. Thêm vào đó, bộ NN&PTNT và bộ Tài chính cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho nông dân xây kho chứa thóc đảm bảo bảo quản tốt hạt lúa, nâng cao phẩm chất gạo Việt Nam.

Bộ NN&PTNT cần phối hợp chặt chẽ với bộ Tài chính hỗ trợ vốn cho DN xuất khẩu lúa gạo và hộ nông dân có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đối với DN xuất khẩu, cần cải thiện cơ chế, chính sách cấp tín dụng giúp DN có thể mở rộng xây dựng kho chứa thóc nhằm dự trữ lúa gạo trong giai đoạn giá thấp cũng như hỗ trợ DN xoay vòng vốn. Đối với nông dân, cần hỗ trợ vốn cho nông dân mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất như máy xới, máy cày, máy phun…Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ người dân mua phân bón, thuốc trừ sâu, cỏ, dịch bệnh nhằm tránh được hiện tượng tăng giảm bất thường của thị trường các mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w